Thả Ong Ký Sinh Trên Rệp Sáp Bột Hồng Ở Gò Dầu

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn một số ấp thuộc xã Cẩm Giang.
Sáng 3.1, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh kết hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gò Dầu tiến hành thả 1.000 cặp ong ký sinh trên rệp sáp bột hồng ở địa bàn các ấp: Cẩm Thắng, Cẩm Long, Cẩm Bình, Cẩm An thuộc xã Cẩm Giang.
Rệp sáp bột hồng xuất hiện trên các cánh đồng trồng mì thuộc địa bàn xã Cẩm Giang từ tháng 6.2012 đến nay, làm cho nhiều diện tích cây mì bị hư hại, năng suất mì giảm sút nặng nề. Riêng vụ mì chuyển vụ được 3 - 4 tháng tuổi hiện nay cũng bị rệp sáp bột hồng tấn công với diện tích khoảng 20 ha, bị thiệt hại từ 20-30%.
Với tình hình trên, ngành chức năng đã tiến hành thả ong ký sinh, giúp cho 130 ha cây mì mới trồng trong vụ Đông xuân 2013-2014 tránh khỏi rệp sáp bột hồng gây hư hại. Việc thả ong ký sinh, trị rệp sáp bột hồng làm cho nông dân phấn khởi, mạnh dạn đầu tư vào cây mì.
Hiện Cẩm Giang là xã có diện tích trồng mì nhiều nhất so với các xã khác trong huyện.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.

An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.