Thả hơn 10 tấn cá giống xuống kênh Tàu Hủ Bến Nghé

Các loại cá được thả xuống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé hôm nay là: Cá chép, cá trê, cá rô phi và cá điêu hồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thả cá xuống dòng kênh này nhằm cải thiện môi trường nước và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ông Nguyễn Duy Đông, cán bộ kiểm ngư thuộc Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP HCM cho biết, những lần thả và bắt trước đó cho thấy cá ở đây sống được, phát triển tốt, có những con cá điêu hồng, cá chép, cá trê rất lớn.
“Tôi mong rằng người dân thành phố cùng chúng tôi bảo vệ các loại thủy sản, bảo vệ môi trường, không đánh lưới, không dùng xung điện, kích điện và những ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt trên dòng kênh này,” ông Đông chia sẻ.
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chảy qua 7 quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Cách đây 10 năm, dòng kênh này từng bị ô nhiễm nặng nề. Với sự đầu tư hơn 22 ngàn tỷ đồng để cải tạo, đến nay dòng kênh này đã hồi sinh.
Phân tích mẫu nước ở đây cho thấy, các chỉ tiêu quan trọng như: Oxy hòa tan trong nước, độ PH đạt tiêu chuẩn cho phép, không phát hiện kim loại nặng, có thể đảm bảo cho các loại cá sinh trưởng và phát triển./.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn một tỷ USD. Ðể đạt được kết quả này, Cà Mau đã triển khai các giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả như liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất từ khâu cung cấp con giống, hỗ trợ vốn, kỹ thuật đến bảo quản, trực tiếp thu mua sản phẩm..., từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.