Thả Gần 30.000 Con Cá Giống Trên Đầm Trà Ổ

Sáng 10.1, UBND huyện Phù Mỹ phối hợp với Sở NN & PTNT tỉnh Bình Định tổ chức Lễ thả cá trên đầm Trà Ổ (ảnh). Gần 30.000 cá giống các loại như mè, chép… được thả xuống đầm, với giá trị hàng chục triệu đồng do các cơ quan, đơn vị, địa phương trong và ngoài huyện ủng hộ.
Lễ thả cá đầm Trà Ổ nhằm nhắc nhở, động viên các cấp, các ngành và mọi người dân nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt nhất chủ trương khai thác phải đi đôi với việc quản lý, bảo vệ và phát triển tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm, góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho hơn 500 hộ ngư dân 4 xã quanh đầm gồm Mỹ Thắng, Mỹ Châu, Mỹ Lợi và Mỹ Đức.
Ngay tại Lễ thả cá, UBND huyện đã phát động phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng hành động cụ thể, thiết thực, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Hòa là nông dân giàu kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản tại xã Trà Cổ (huyện Tân Phú). Ông cũng là người đi tiên phong trong việc thử nghiệm và nuôi thành công cá tầm, giống cá xứ lạnh ở vùng nhiệt đới. Theo ông Hòa, điều kiện khí hậu ở xã Trà Cổ, nhất là ở đây có nguồn nước suối tự nhiên, quanh năm mát lạnh phù hợp để nuôi giống cá vùng ôn đới này.

Nhiều năm qua, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp (tiền thân là Trung tâm giống nông nghiệp Đồng Tháp) thường xuyên tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm chọn ra những giống lúa tốt và mới, có triển vọng để bổ sung hiệu quả vào bộ giống lúa sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm còn phục tráng những giống lúa đã bị thoái hóa nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân.

Các cơ quan quản lý lẫn người nuôi cá tra vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang đang hết sức kỳ vọng vào sự đổi thay mạnh mẽ từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện bước đầu gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là định hướng người dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Sau đề án tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT, một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL cũng xây dựng đề án riêng. Theo các chuyên gia, cần phải có vai trò của đầu mối để tăng cường mối liên kết vùng, chứ không thể để tự mỗi địa phương làm theo ý riêng của mình.

Được thành lập năm 1998, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp và điện năng Vân Hùng (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có nhiệm vụ chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, đến năm 2002 chuyển sang quản lý điện, công trình nước sạch và các khâu dịch vụ. Hiện nay HTX có 1.270 xã viên, trong đó có 39 người trực tiếp làm 7 dịch vụ: Thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, điện, vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt.