Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên Ồ Ạt Trồng Tiêu

Tây Nguyên Ồ Ạt Trồng Tiêu
Ngày đăng: 17/06/2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Gia Lai, diện tích tiêu của tỉnh này tăng chóng mặt. Từ 4.381 ha năm 2007 lên 7.300 ha năm 2011 và có thể tăng thêm khoảng 500 - 700 ha nữa trong năm nay. Hai huyện Chư Sê, Chư Pưh tuy vẫn đứng đầu tỉnh Gia Lai về diện tích, sản lượng tiêu với trên dưới 4.000 ha, nhưng vị trí này đang bị đe dọa khi nông dân nhiều huyện khác như Đắk Đoa, Chư Prông... cũng đang ồ ạt trồng tiêu.

Giá tiêu thời điểm này lên đến 120.000 đồng/kg khiến ngay cả các “nhà nông tay ngang” là cán bộ, công chức cũng đua nhau tìm mua đất trồng tiêu. Nhiều ha cà phê già đã bị phá để trồng tiêu. Hiện 1 ha đất để trồng tiêu ở vị trí thuận lợi có giá đến 300 triệu đồng. Giá một dây tiêu giống tăng từ 18.000 đồng trước đây lên 25.000 đồng; trụ tiêu bằng bê tông tăng từ 90.000 đồng lên 120.000 đồng. Thậm chí, trụ tiêu bằng gỗ cà chít cũng tăng lên hơn 200.000 đồng/trụ. Với mỗi ha đất, nông dân phải đầu tư khoảng 400 - 500 triệu đồng để trồng tiêu. Anh Hường, một nông dân ở Pleiku mới trồng xong 1 ha tiêu ở huyện Ia Grai (Gia Lai) cho biết: “Để có 1 ha tiêu mới trồng này, tôi phải bỏ ra hơn 600 triệu đồng. May là mua được đất rẻ. Thấy người ta trồng tiêu ngon ăn quá, tôi cũng trồng. Hy vọng là thu lợi lớn...”.


Những vườn tiêu trồng mới như thế này đang đua nhau mọc lên ở Tây nguyên - Ảnh: Trần Hiếu

Tiêu là loại cây “đỏng đảnh”, không hề ngon ăn như tính toán thông thường. Niên vụ vừa qua, toàn tỉnh Gia Lai có trên 300 ha tiêu bị nhiễm bệnh, nhiều vườn tiêu chết khiến không ít nông dân trở thành con nợ. Một trong những nguyên nhân chính khiến nông dân đổ nợ là thiếu kỹ thuật canh tác, giống không chọn lọc, thổ nhưỡng không phù hợp, thời tiết thất thường... Ông Lê Sỹ Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Chư Sê, cho biết: “Toàn huyện có trên 2.100 ha tiêu, diện tích trồng mới ước chừng 100 ha. Dù có khuyến cáo về kỹ thuật canh tác, giống, nhưng nhiều nông dân vẫn trồng theo kiểu tự phát”.

Tại tỉnh Đắk Lắk, diện tích tiêu của tỉnh này đến nay đã nằm ở mức trên 6.000 ha, dù theo quy hoạch đến năm 2015, Đắk Lắk chỉ có 4.500 ha. Các tỉnh khác như Lâm Đồng, Đắk Nông, diện tích tiêu cũng được mở rộng đáng kể. Như vậy, nếu không kiểm soát được diện tích, nguy cơ thừa tiêu, dịch bệnh trên tiêu không kiểm soát được là nhãn tiền, như sự đổ bể, thua thiệt của nhiều nông sản giá trị khác của Việt Nam khi ra thị trường thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Nhỏ, Doanh Thu Không Nhỏ Trang Trại Nhỏ, Doanh Thu Không Nhỏ

Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của Hợp tác xã (HTX) Quý Long, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400m2, nhưng doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng/năm.

08/05/2014
“Gạo Nhân Tạo” Ở Bogor Ngon Thật! “Gạo Nhân Tạo” Ở Bogor Ngon Thật!

Mới ra đời từ năm 2011, “gạo nhân tạo” còn quá mới để thuyết phục người tiêu dùng, nhưng dù sao hướng đi của các nhà khoa học Indonesia trong chuyện tìm kiếm sản phẩm thay thế gạo hoàn toàn đúng đắn. Bài học “gạo nhân tạo” của Indonesia đáng để nhiều quốc gia học hỏi.

08/05/2014
Kiệt Quệ Vì Tôm Kiệt Quệ Vì Tôm

Người nuôi tôm ở phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa trong những ngày này như ngồi trên đống lửa. Tôm thả được khoảng 2 tháng thì bỗng nhiên chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi bị mất trắng mấy chục vạn tôm, không vớt vát được đồng nào.

08/05/2014
Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá

Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đang giảm mạnh, khiến nhiều hộ nuôi đến lứa thu hoạch lâm vào cảnh lao đao.

08/05/2014
Lợi Ích Của Việc Xử Lý Môi Trường Trong Các Hoạt Động Nuôi Trồng, Chế Biến Thủy Sản Lợi Ích Của Việc Xử Lý Môi Trường Trong Các Hoạt Động Nuôi Trồng, Chế Biến Thủy Sản

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết của một số đối tượng nuôi, chất thải của các đối tượng nuôi...

08/05/2014