Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên Ồ Ạt Trồng Tiêu

Tây Nguyên Ồ Ạt Trồng Tiêu
Ngày đăng: 17/06/2012

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Gia Lai, diện tích tiêu của tỉnh này tăng chóng mặt. Từ 4.381 ha năm 2007 lên 7.300 ha năm 2011 và có thể tăng thêm khoảng 500 - 700 ha nữa trong năm nay. Hai huyện Chư Sê, Chư Pưh tuy vẫn đứng đầu tỉnh Gia Lai về diện tích, sản lượng tiêu với trên dưới 4.000 ha, nhưng vị trí này đang bị đe dọa khi nông dân nhiều huyện khác như Đắk Đoa, Chư Prông... cũng đang ồ ạt trồng tiêu.

Giá tiêu thời điểm này lên đến 120.000 đồng/kg khiến ngay cả các “nhà nông tay ngang” là cán bộ, công chức cũng đua nhau tìm mua đất trồng tiêu. Nhiều ha cà phê già đã bị phá để trồng tiêu. Hiện 1 ha đất để trồng tiêu ở vị trí thuận lợi có giá đến 300 triệu đồng. Giá một dây tiêu giống tăng từ 18.000 đồng trước đây lên 25.000 đồng; trụ tiêu bằng bê tông tăng từ 90.000 đồng lên 120.000 đồng. Thậm chí, trụ tiêu bằng gỗ cà chít cũng tăng lên hơn 200.000 đồng/trụ. Với mỗi ha đất, nông dân phải đầu tư khoảng 400 - 500 triệu đồng để trồng tiêu. Anh Hường, một nông dân ở Pleiku mới trồng xong 1 ha tiêu ở huyện Ia Grai (Gia Lai) cho biết: “Để có 1 ha tiêu mới trồng này, tôi phải bỏ ra hơn 600 triệu đồng. May là mua được đất rẻ. Thấy người ta trồng tiêu ngon ăn quá, tôi cũng trồng. Hy vọng là thu lợi lớn...”.


Những vườn tiêu trồng mới như thế này đang đua nhau mọc lên ở Tây nguyên - Ảnh: Trần Hiếu

Tiêu là loại cây “đỏng đảnh”, không hề ngon ăn như tính toán thông thường. Niên vụ vừa qua, toàn tỉnh Gia Lai có trên 300 ha tiêu bị nhiễm bệnh, nhiều vườn tiêu chết khiến không ít nông dân trở thành con nợ. Một trong những nguyên nhân chính khiến nông dân đổ nợ là thiếu kỹ thuật canh tác, giống không chọn lọc, thổ nhưỡng không phù hợp, thời tiết thất thường... Ông Lê Sỹ Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Chư Sê, cho biết: “Toàn huyện có trên 2.100 ha tiêu, diện tích trồng mới ước chừng 100 ha. Dù có khuyến cáo về kỹ thuật canh tác, giống, nhưng nhiều nông dân vẫn trồng theo kiểu tự phát”.

Tại tỉnh Đắk Lắk, diện tích tiêu của tỉnh này đến nay đã nằm ở mức trên 6.000 ha, dù theo quy hoạch đến năm 2015, Đắk Lắk chỉ có 4.500 ha. Các tỉnh khác như Lâm Đồng, Đắk Nông, diện tích tiêu cũng được mở rộng đáng kể. Như vậy, nếu không kiểm soát được diện tích, nguy cơ thừa tiêu, dịch bệnh trên tiêu không kiểm soát được là nhãn tiền, như sự đổ bể, thua thiệt của nhiều nông sản giá trị khác của Việt Nam khi ra thị trường thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao

Dọc theo con đường nhựa nằm uốn mình bên cạnh các sườn núi và có những điểm lên đồi xuống vực tạo cho chúng tôi một cảm giác chơi vơi nhưng rồi địa điểm chúng tôi cần cũng đã hiện ra trước mắt, đó chính là trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song

23/06/2013
Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động Bệnh Viện Cây Trồng Tổ Chức Khám Bệnh Lưu Động

Ngày 01/6/2013, Bệnh viện Cây trồng Sóc Trăng tổ chức khám bệnh lưu động tại huyện Kế Sách. Nhân lực tham gia đợt khám bệnh lưu động gồm đội ngũ bác sĩ cây trồng của tỉnh Sóc Trăng và các bác sĩ cây trồng của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam.

06/06/2013
Hút Hàng Giống Cây Trồng Hút Hàng Giống Cây Trồng

Chỉ mới đầu mùa mưa nhưng thị trường giống cây trồng ở ĐBSCL đang nóng từng ngày, giá đã tăng từ 30 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy giá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung theo đơn đặt hàng.

06/06/2013
Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

23/06/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Thanh Long Ruột Đỏ "Bén Rễ" Trên Vùng Đất Nhiễm Phèn

Là người tiên phong trong việc chọn vùng đất nhiễm phèn (Thạnh Tân, Tân Phước, Tiền Giang) để phát triển thanh long ruột đỏ, lúc đầu từng bị cho là “dở hơi” nhưng giờ đây anh Đoàn Văn Sang đã có thể thuyết phục được mọi người về quyết định táo bạo của mình khi mà hiệu quả mang lại hơn cả sự mong đợi

26/10/2013