Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên Dự Báo Mất Mùa Cà Phê

Tây Nguyên Dự Báo Mất Mùa Cà Phê
Ngày đăng: 08/08/2014

Tây Nguyên là vùng cà phê trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng cà phê Tây Nguyên liên tục giảm mạnh theo từng niên vụ, ảnh hưởng không nhỏ tới người trồng cà phê nói riêng và ngành cà phê nói chung.

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng niên vụ cà phê 2014-2015 sẽ giảm 15- 20% so với niên vụ trước.

Đây là năm thứ 3 sản lượng cà phê của vùng Tây Nguyên liên tiếp giảm mạnh, cụ thể: Niên vụ 2012- 2013 giảm 10-15%; niên vụ 2013-2014 tiếp tục giảm 15% và niên vụ 2014- 2015 sẽ giảm nữa.

Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất của Tây Nguyên cũng như cả nước với khoảng 202.500 ha, trong đó diện tích trồng mới khoảng 3.000 ha, diện tích cho thu hoạch sản phẩm 192.000 ha, năng suất ước đạt 22,5 tạ/ha, tổng sản lượng khoảng 432.000 tấn.

Tuy nhiên, trong những năm qua, sản lượng cà phê của Đăk Lăk liên tục giảm, do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính được xác định là do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, tình trạng thiếu nước tưới, cà phê già cỗi...

Trong những năm qua, sản lượng cà phê của Đăk Lăk liên tục giảm, do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính được xác định là do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, tình trạng thiếu nước tưới, cà phê già cỗi...

Không chỉ bị ảnh hưởng do thời tiết, mùa khô vừa qua, Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê. Cụ thể, tính đến cuối tháng 4, toàn tỉnh Đăk Lăk có có 10.105 ha cây trồng bị hạn, trong đó có 4.660 ha cà phê. Diện tích bị khô hạn tập trung nhiều ở các huyện Krông Buk, Krông Ana, Lak, M’Drak..., trong đó đáng lưu ý là diện tích cà phê bị hạn nhiều nhất là huyện Krông Buk với 4.000 ha bị hạn do thiếu nước ngầm để bơm tưới.

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 ở Tây Nguyên, thời gian qua cũng đã có hàng ngàn ha cà phê rơi vào tình cảnh khô hạn vì thiếu nước, trong đó, huyện Di Linh có 6.000ha cà phê thiếu nước tưới đợt 1; huyện Bảo Lâm trên 530ha cà phê và 480ha chè bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Tỉnh Đăk Nông cũng có hàng ngàn ha cà phê ở các huyện Ðak Mil, Chư Jút, Krông Nô... thiếu nước. Tình trạng thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu quả cho cây cà phê bởi chế độ tưới nước là yếu tố quyết định tới năng suất, sản lượng của cây cà phê.

Ngoài ra, diện tích cà phê ở Tây Nguyên đều có tuổi đời từ 20- 30 năm khai thác, sản lượng và năng suất đang có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ. Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên, hiện diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên khá cao (trên 100 ngàn ha), khoảng 30% tổng diện tích trồng cà phê hiện nay của cả nước đã già cỗi. Đồng thời, năm nay, việc tái canh cây cà phê được nông dân quan tâm triển khai, do vậy sản lượng cà phê lại giảm theo diện tích tái canh.


Có thể bạn quan tâm

Cây gừng ở Mỹ Thanh (Bắc Kạn) Cây gừng ở Mỹ Thanh (Bắc Kạn)

Đến xã Mỹ Thanh (Bạch Thông, Bắc Kạn) chúng tôi được nghe nói về việc trồng gừng ở các thôn Phiêng Kham, Thôm Ưng và thôn Châng, nhờ cây trồng này mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với mô hình trồng gừng trên đất đồi đã mở ra một cách làm mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

20/04/2015
Hiệu quả từ tổ hợp tác trồng rau an toàn Hiệu quả từ tổ hợp tác trồng rau an toàn

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Phước có 22 thành viên tham gia, với diện tích trên 10 ha.

20/04/2015
Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum Chờ tái canh cà phê sự thật đắng lòng ở Kon Tum

Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

20/04/2015
Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh Năng suất cây thuốc lá vàng giảm do sâu bệnh

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.

20/04/2015
Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu Mô hình trồng tiêu sạch của tiến sĩ lọc dầu

Chuyện anh Nguyễn Ngọc Luân lấy bằng tiến sĩ lọc dầu ở Cộng hòa liên bang Đức và từ bỏ các công việc hấp dẫn về làm nông nghiệp một huyện thuần nông vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai đã làm nhiều người hết sức ngạc nhiên. Nhưng đối với anh, việc giúp nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của họ là ước mơ đã được ấp ủ bấy lâu nay.

20/04/2015