Tây An đã về đích

Xã Tây An có 5 thôn, gồm 1.574 hộ/6.078 nhân khẩu; là xã thuần nông, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian qua, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể, cùng với sự hưởng ứng, tham gia của nhân dân đã đem lại những kết quả tích cực trong công cuộc XDNTM ở địa phương.
Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng và ngày càng phát triển; đời sống người dân từng bước được nâng cao.
Ông Đào Duy Thãi, Chủ tịch UBND xã Tây An, cho biết: 5 năm qua, xã đã huy động gần 60 tỉ đồng (trong đó ngân sách xã đầu tư gần 7,8 tỉ đồng, nhân dân đóng góp hơn 12 tỉ đồng, còn lại là ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và các chương trình, dự án khác) để đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, như kiên cố hóa trên 15 km kênh tưới Văn Phong;
Xây dựng cầu Chín Chi, cầu Lỗ Mạch, cầu Bản Hộp, cầu Ngã Hai, cầu Sạp xóm 14, cống Bàu Xoài; bê tông hóa trên 18 km đường giao thông liên xã, đường thôn, xóm...
Xã cũng xây dựng các mô hình tự quản đường giao thông thôn xóm đảm bảo xanh - sạch - đẹp; tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải cho 1.308 hộ gia đình trên địa bàn 4 thôn: Mỹ Đức, Háo Nghĩa, Trà Sơn và Đại Chí; đồng thời tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân tự đào hố rác, phân loại rác, tiêu hủy trong vườn nhà, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Trong phát triển sản xuất, xã đã thực hiện chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc/năm, mở rộng diện tích sản xuất lúa lai, lúa thuần; chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân áp dụng vào sản xuất có hiệu quả...
Nhờ đó, năng suất lúa bình quân hàng năm của xã tăng khá, từ 61,2 tạ/ha năm 2011 lên 74,7 tạ/ha năm 2015.
Từ năm 2012 đến nay, xã đã xây dựng 3 cánh đồng sản xuất lúa cải tiến thuộc Dự án biến đổi khí hậu với tổng diện tích 150 ha, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha.
Tranh thủ nguồn vốn phát triển chăn nuôi từ Chương trình XDNTM, xã đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản với 58 hộ tham gia; thực hiện 6 mô hình phát triển ngành nghề mới gồm trồng nấm, ấp nở gà giống, trồng hồ tiêu, tráng bánh bằng máy; 2 mô hình chăn nuôi heo, gà với 10 hộ tham gia.
Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã đạt 41.223 con, tăng 3.714 con so với năm 2011.
Toàn xã có 1.285 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp, ao hoang để tăng thêm thu nhập.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn được khuyến khích đầu tư phát triển.
Toàn xã có hơn 317 hộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người toàn xã Tây An từ 16,6 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên 23,1 triệu đồng năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Ông Đào Duy Thãi cho biết thêm: Qua 5 năm thực hiện XDNTM, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của địa phương là đã thực hiện tốt quy chế dân chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
Cán bộ, nhân dân cũng đã tham gia góp ý xây dựng Đồ án quy hoạch nông thôn, Đề án XDNTM rất sôi nổi, sát với thực tế địa phương nên khi thực hiện được thuận lợi.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ XDNTM của xã đã năng động, sáng tạo, biết chọn lựa những nhiệm vụ trọng tâm của các tiêu chí, chỉ tiêu lớn để thực hiện...
Có thể bạn quan tâm

Năm nay nông dân trồng khoai lang ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) rơi vào cảnh lao đao như năm 2008, vì hiện nay giá khoai lang tụt xuống quá thấp, làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã xuống giống dứt điểm lúa Hè - Thu với diện tích 22.799 ha, đạt 100% so kế hoạch, giống lúa chủ lực là OM 6976, OM 6976-14, OM 9605 và một số giống lúa thơm nhẹ; lịch xuống giống giữa các địa phương khác nhau nên trên đồng ruộng hiện nay lúa ở nhiều giai đoạn từ mạ đến làm đòng - trổ, theo đó đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và gây hại.

Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm

Sinh ra, lớn lên ở vùng biển nên từ nhỏ Nguyễn Thành Nhơn ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu, Phú Yên), đã quen với sông nước vịnh, đầm nơi đây. Đến khi lập gia đình, anh vào nghề nuôi tôm hùm làm kế mưu sinh và trở thành đại gia tôm hùm

Chiều 27.6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp cùng với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo công bố phác đồ điều trị bệnh sữa trên tôm hùm do vi khuẩn riskettsia - like gây ra tại 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.