Tây An đã về đích

Xã Tây An có 5 thôn, gồm 1.574 hộ/6.078 nhân khẩu; là xã thuần nông, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian qua, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể, cùng với sự hưởng ứng, tham gia của nhân dân đã đem lại những kết quả tích cực trong công cuộc XDNTM ở địa phương.
Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch đúng hướng và ngày càng phát triển; đời sống người dân từng bước được nâng cao.
Ông Đào Duy Thãi, Chủ tịch UBND xã Tây An, cho biết: 5 năm qua, xã đã huy động gần 60 tỉ đồng (trong đó ngân sách xã đầu tư gần 7,8 tỉ đồng, nhân dân đóng góp hơn 12 tỉ đồng, còn lại là ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và các chương trình, dự án khác) để đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, như kiên cố hóa trên 15 km kênh tưới Văn Phong;
Xây dựng cầu Chín Chi, cầu Lỗ Mạch, cầu Bản Hộp, cầu Ngã Hai, cầu Sạp xóm 14, cống Bàu Xoài; bê tông hóa trên 18 km đường giao thông liên xã, đường thôn, xóm...
Xã cũng xây dựng các mô hình tự quản đường giao thông thôn xóm đảm bảo xanh - sạch - đẹp; tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải cho 1.308 hộ gia đình trên địa bàn 4 thôn: Mỹ Đức, Háo Nghĩa, Trà Sơn và Đại Chí; đồng thời tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân tự đào hố rác, phân loại rác, tiêu hủy trong vườn nhà, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Trong phát triển sản xuất, xã đã thực hiện chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc/năm, mở rộng diện tích sản xuất lúa lai, lúa thuần; chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân áp dụng vào sản xuất có hiệu quả...
Nhờ đó, năng suất lúa bình quân hàng năm của xã tăng khá, từ 61,2 tạ/ha năm 2011 lên 74,7 tạ/ha năm 2015.
Từ năm 2012 đến nay, xã đã xây dựng 3 cánh đồng sản xuất lúa cải tiến thuộc Dự án biến đổi khí hậu với tổng diện tích 150 ha, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha.
Tranh thủ nguồn vốn phát triển chăn nuôi từ Chương trình XDNTM, xã đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản với 58 hộ tham gia; thực hiện 6 mô hình phát triển ngành nghề mới gồm trồng nấm, ấp nở gà giống, trồng hồ tiêu, tráng bánh bằng máy; 2 mô hình chăn nuôi heo, gà với 10 hộ tham gia.
Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm của xã đạt 41.223 con, tăng 3.714 con so với năm 2011.
Toàn xã có 1.285 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp, ao hoang để tăng thêm thu nhập.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn được khuyến khích đầu tư phát triển.
Toàn xã có hơn 317 hộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người toàn xã Tây An từ 16,6 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên 23,1 triệu đồng năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 4,9%, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Ông Đào Duy Thãi cho biết thêm: Qua 5 năm thực hiện XDNTM, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của địa phương là đã thực hiện tốt quy chế dân chủ theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.
Cán bộ, nhân dân cũng đã tham gia góp ý xây dựng Đồ án quy hoạch nông thôn, Đề án XDNTM rất sôi nổi, sát với thực tế địa phương nên khi thực hiện được thuận lợi.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ XDNTM của xã đã năng động, sáng tạo, biết chọn lựa những nhiệm vụ trọng tâm của các tiêu chí, chỉ tiêu lớn để thực hiện...
Có thể bạn quan tâm

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.