Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tất bật xuống giống lúa Đông xuân

Tất bật xuống giống lúa Đông xuân
Ngày đăng: 17/11/2015

Đang dọn 7 công đất chuẩn bị sạ, ông Nguyễn Văn Thanh, ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho biết:

“Khi thấy nước trên ruộng đã rút nên 2 ngày nay, bà con nơi đây đã thuê máy bơm nước ra ngoài và đang tất bật vệ sinh đồng ruộng để xuống giống vụ lúa Đông xuân theo lịch thời vụ né rầy của ngành nông nghiệp địa phương;

Đồng thời, có thể chủ động sớm về nguồn nước ngọt trong sản xuất, bởi, nghe thông tin dự báo về tình hình hạn hán và xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất mà thấy lo trong bụng”.

Ngoài bà con ở ấp 11, xã Vị Trung, hiện còn có nhiều nông dân ở những nơi có điều kiện như: cánh đồng lớn, trạm bơm tập trung, khu có hệ thống đê bao kiên cố cũng đang khẩn trương thực hiện những công việc cần thiết như: dọn lúa chét, cỏ dại, trục đất,...

để tranh thủ gieo sạ lúa Đông xuân theo khuyến cáo trước đó của ngành chức năng.

Ông Hà Thanh Triều, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Phước Trung (xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A), thông tin: “Khoảng 1 tuần trước, các thành viên trong HTX đã bắt đầu “sửa sang” ruộng đất của mình để chuẩn bị xuống giống cho vụ lúa chính trong năm.

Đến thời điểm này, 100ha lúa của HTX đã cơ bản gieo sạ xong”.

Theo bà con đang xuống giống, năm nay do mực nước lũ thấp đã kéo theo chi phí bơm tát đầu vụ cũng thấp.

Nếu như năm trước, giá bơm nước ở mức từ 80.000-100.000 đồng/công (1.000m2), thì nay chỉ còn từ 40.000-60.000 đồng/công.

Bên cạnh đó, xác định vụ lúa Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, vì vậy, công việc làm đất, trục, san phẳng mặt ruộng, thu dọn cỏ, gốc rạ của vụ trước để lại nhằm cắt đứt mầm bệnh và ngộ độc hữu cơ cũng được bà con làm kỹ lưỡng hơn.

Đặc biệt, tình hình nông dân sử dụng các giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ trong vụ này cũng nhiều hơn.

Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể của ngành chức năng, nhưng qua ghi nhận thực tế của chúng tôi tại những cánh đồng lúa đang vào giai đoạn xuống giống, hiện tỷ lệ nông dân sạ các giống cấp xác nhận đạt khoảng 90%, với một số loại giống phổ biến như: OM 5451, IR 50404, OM 4218, jasmine 85,…

Ông Nguyễn Văn Thâu, ở ấp 5, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, thừa nhận: “Do ý thức được lúa giống là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng hạt lúa sau này, nên bà con nơi đây đa phần sử dụng giống xác nhận để gieo sạ nhằm đảm bảo chất lượng, giá bán và đầu ra khi thu hoạch”.

Theo kế hoạch, vụ lúa Đông xuân năm nay, toàn tỉnh xuống giống khoảng 80.000ha, đến thời điểm này, bà con đã gieo sạ được hơn 2.700ha; trong đó, diện tích lúa Đông xuân liếp ở huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy khoảng 1.500ha, lúa Đông xuân chính vụ ở huyện Châu Thành A hơn 418ha, Vị Thủy hơn 570ha và thành phố Vị Thanh hơn 4ha.

Dự báo trong vài ngày tới, diện tích xuống giống sẽ tăng lên đáng kể, nhất là ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh; vì bà con ở những nơi này đang bước vào cao điểm xuống giống theo lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh và địa phương.

Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Để vụ lúa Đông xuân năm nay đạt thắng lợi, hiện Chi cục đang đề nghị cán bộ nông nghiệp các địa phương tổ chức triển khai tập huấn đầu vụ cho bà con, đồng thời, khuyến cáo nông dân chuẩn bị giống, vệ sinh đồng ruộng, loại trừ cỏ dại, làm đất, tu sửa bờ bao và gieo sạ né rầy theo lịch thời vụ của từng địa phương.

Đối với những diện tích đã gieo sạ, nông dân cần kiểm soát mật số ốc bươu vàng, bọ trĩ, sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn lá gây hại...


Có thể bạn quan tâm

Dũng “Bồ Câu” Và Hành Trình Trở Thành Ông Chủ Dũng “Bồ Câu” Và Hành Trình Trở Thành Ông Chủ

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

10/12/2014
Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Bắc Bình (Bình Thuận) Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Bắc Bình (Bình Thuận)

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

10/12/2014
Hiệu Quả Cao Từ Vụ Đông Ở Mỹ Đức (Hà Nội) Hiệu Quả Cao Từ Vụ Đông Ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

10/12/2014
Lễ Ký Kết Chuyển Giao Công Nghệ Trồng Nấm Lễ Ký Kết Chuyển Giao Công Nghệ Trồng Nấm

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

10/12/2014
Hỗ Trợ Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Tìm Kiếm Thị Trường Trong Và Ngoài Nước Hỗ Trợ Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu Tìm Kiếm Thị Trường Trong Và Ngoài Nước

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

10/12/2014