Tất bật vụ rau Tết

Bảo đảm nguồn rau an toàn
Theo ghi nhận, phần lớn diện tích rau màu được nông dân trong tỉnh trồng vào thời điểm này là dưa leo, khổ qua, đậu rồng, kiệu… Đối với các loại rau lấy củ và rau ăn quả, do thời gian sinh trưởng lâu hơn nên được trồng sớm hơn rau ăn lá.
Những loại rau này được tiêu thụ mạnh trong dịp tết, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
Ông Nguyễn Hữu Hiền, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, cho biết với diện tích 10 ha đất nông nghiệp, các thành viên tổ hợp tác trồng luân phiên các loại như hành lá, đậu đũa, đậu bắp… trong một năm.
Từ đầu năm đến nay điều kiện thời tiết tương đối ổn định, ít xảy ra dịch hại, giá rau lại tăng khá cao nên đã kích thích nông dân mạnh dạn đầu tư cho vụ rau màu phục vụ tết.
Ông Hiền chia sẻ thêm, từ khi thành lập tổ đến nay, hội viên nông dân ở phường nhận thấy trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức sản xuất trước đây, nên nhiều người đã chuyển sang trồng loại rau này.
Hơn nữa, nguồn rau cung cấp cho thị trường được bảo đảm sạch nên các thành viên trong tổ an tâm hơn trong việc tiêu thụ.
Thời gian qua, việc liên kết trong sản xuất của nông dân, nhất là với những người chuyên trồng rau màu, đã được chú ý, từ đó hình thành nên các tổ sản xuất, câu lạc bộ sản xuất rau an toàn, sản xuất theo hướng VietGAP.
Nông dân trong tỉnh cũng đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ ngành chức năng, nhờ đó năng suất và chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng lên.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một, cho biết toàn phường hiện có 12 ha đất được luân canh trồng rau màu, năng suất bình quân đạt 20 - 25 tấn/ha.
Hiện nay, nhiều gia đình nông dân trong phường đang tất bật chăm sóc rau màu các loại để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.
Kỳ vọng mùa bội thu
Vào những ngày này, nông dân phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một đang tất bật với công việc chăm sóc những luống kiệu xuống giống cách đây hơn 2 tuần để phục vụ tết.
Gần 20 năm nay, cứ vào thời điểm này gia đình anh Huỳnh Văn Hưng ở phường Hiệp An lại tranh thủ làm giống kiệu.
Anh Hưng chia sẻ, không phải khi mua kiệu giống về là có thể xuống giống ngay, mà cần trải qua rất nhiều công đoạn như đập đất, cắt ngọn, phơi giàn rồi mới chuẩn bị đất để xuống giống.
Kiệu là món ăn truyền thống được ưa chuộng trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Để có được những củ kiệu to, trắng, giòn, đẹp mắt thì ngay từ đầu tháng 9 âm lịch hàng năm, nông dân ở phường Hiệp An đã tất bật chuẩn bị từ khâu chọn mua giống đến chuẩn bị đất để xuống giống kiệu.
Theo nhiều nông dân trồng kiệu ở phường Hiệp An, giá kiệu giống năm nay rẻ hơn các năm trước.
Kiệu giống được mua từ các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long với giá chỉ dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Tính bình quân 1kg kiệu giống nông dân thường thu được 15 - 18kg kiệu thương phẩm.
Trồng kiệu dễ chăm sóc và thu hoạch, hiệu quả lại tăng gấp 5 lần so với trồng lúa.
Người trồng kiệu đang mong thời tiết từ nay đến cuối năm ổn định để cây kiệu phát triển thuận lợi và cho năng suất cao.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thời, thành viên Tổ hợp tác rau an toàn ở phường Uyên Hưng, chia sẻ gia đình ông đã gắn bó với nghề trồng rau hơn 10 năm nay.
Trên diện tích 10.000m2, gia đình ông chủ yếu trồng hành lá, đậu đũa, đậu bắp.
Theo ông Thời, rau màu được trồng quanh năm, song vụ tết vẫn là vụ chính được nông dân đầu tư và đặt nhiều kỳ vọng nhất trong năm.
Người trồng rau đang hy vọng Tết Bính Thân sắp tới giá cả mặt hàng này sẽ tăng lên, thị trường tiêu thụ ổn định để họ có cái tết ấm cúng hơn.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.

Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.

Diện tích trồng cây ăn quả ở xã Hoàng Hoa Thám (TX Chí Linh, Hải Dương) có xu hướng giảm do nông dân phá bỏ một phần diện tích vải thiều. Từ năm 2010 - 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở KH-CN Hải Dương) đã xây dựng mô hình SX thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha với 6.000 hom.

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt.