Tất bật chuẩn bị đặc sản phục vụ Tết

Những năm gần đây, các sản phẩm mới lạ, chất lượng cao đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong mùa mua sắm Tết.
Tăng cường số lượng cây, con đặc sản
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp tới, gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa) – hộ gia đình có “thâm niên” nuôi thỏ gần 5 năm qua, đang tập trung gia cố, sửa chữa chuồng trại và nhập thêm giống thỏ mới.
Không còn bán con giống như những tháng trước, từ giờ đến Tết, gia đình ông đang tích cực cho thỏ sinh sản và giữ con giống lại nuôi để đủ số lượng cung ứng trong dịp Tết.
Bởi theo ông Thanh, “giá thỏ vào những ngày giáp Tết luôn cao hơn các thời điểm khác trong năm từ 20 – 30 nghìn đồng/kg, nên phải lo tăng đàn từ bây giờ”.
Thỏ thương phẩm phục vụ Tết đang được nhiều bà con nông dân tập trung tăng đàn.
Không chỉ gia đình ông Thanh với sản phẩm thỏ thương phẩm, thời điểm này các nông dân trên địa bàn tỉnh đang tích cực tăng đàn, phát triển các giống cây, con đặc sản để mong chờ một vụ Tết bội thu.
Theo ông Từ Văn Khánh- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghĩa Hành, hiện nông dân trên địa bàn huyện đang tập trung chăm sóc các loại cây ăn quả, đặc biệt là bưởi để cung ứng cho thị trường.
Các trang trại nuôi thỏ thương phẩm tương đối lớn tại Hành Thiện, Hành Trung, Hành Thuận cũng đang bước vào vụ nuôi phục vụ Tết.
Nhiều hộ nông dân tại thị trấn Chợ Chùa cũng đang bắt đầu tăng số lượng đàn chim trĩ để bán Tết.
Hòa nhịp cùng nhà nông trong nuôi trồng các giống cây, con “đặc sản”, các đơn vị cung ứng giống cũng đang tăng cường số lượng để cung ứng cho bà con nông dân.
Ông Trần Văn Bốn, chủ trang trại Vũ Long (xã Nghĩa Hà, TP.
Quảng Ngãi ) - một trong những trang trại lớn của tỉnh chuyên cung ứng các giống gà quý như Đông Tảo, Quý Phi cho biết: “Đây đang là thời điểm bà con tập trung tăng đàn kịp phục vụ Tết, nên số lượng con giống bán ra ở tháng này luôn tăng cao so với các tháng trước.
Những giống gà quý như gà Đông Tảo, Quý Phi, gà Chín cựa… ngày càng được thị trường ưa chuộng.
Ngoài nhu cầu gà thịt, còn có cả nhu cầu về gà cảnh trong dịp Tết”.
"Dồn sức" cho nấm linh chi
Cùng với không khí tất bật chăm lo, chuẩn bị hàng Tết của nhà nông, HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận (Mộ Đức) cùng các cơ sở nấm tư nhân hiện cũng đang tập trung nguyên vật liệu, tăng sản lượng phục vụ Tết.
Ông Lê Giang Phong - Chủ nhiệm HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận cho hay: “Nắm bắt nhu cầu về nấm linh chi của khách hàng sẽ tăng cao đột biến vào dịp Tết, nên để chuẩn bị đủ số lượng bán Tết, hiện chúng tôi đang tiến hành thu mua mùn cưa với số lượng lớn để sản xuất nấm.
Thời điểm này, số lượng nấm linh chi sản xuất để phục vụ Tết sẽ tăng 30% so với các thời điểm khác”.
Ngoài tập trung nguyên liệu, nhân lực để tập trung sản xuất phục vụ thị trường Tết, HTX còn đang tiến hành đổi mới trang thiết bị bằng cách đặt hàng máy xay mùn cưa, nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất nấm.
Nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào tìm kiếm thị trường, quản lý đơn hàng, nên không chỉ cung cấp hàng Tết cho thị trường trong tỉnh, HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận còn cung cấp nấm linh chi cho thị trường ngoài tỉnh, nên thời điểm này được xem là thời điểm "nước rút"để chuẩn bị.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.