Tập Trung Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân

Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014.
Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Cơ cấu giống chủ lực gồm: ML202, ML4-2, ML48, ML49, ML216. Giống bổ sung: Hoa ưu 109, AS996, OM4900, ML68, ML4, ĐV108, PY1, PY2 và các giống lúa chất lượng đã qua sản xuất thử có triển vọng như OM6976, ĐT34, PC6, TBR36, TBR45, AN26, AN14. Khuyến khích sử dụng các giống lúa lai đã được khảo nghiệm cho kết quả tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng địa phương; đồng thời mở rộng diện tích lúa sạ hàng, sạ thưa hợp lý với lượng giống từ 100 đến 120kg/ha.
Trong năm 2013, tổng diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh ước khoảng 138.300ha, tăng 1,8% so với năm 2012. Trong đó, diện tích lúa đạt 57.836ha, tăng 1,2%, năng suất bình quân cả năm đạt khoảng 62,8 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha so năm 2012; diện tích bắp 6.290ha, năng suất đạt 36,1 tạ/ha; diện tích sắn 21.083ha, năng suất 191 tạ/ha; diện tích mía 24.353ha, năng suất 62,35 tấn/ha… Toàn tỉnh có 3.999ha cây cao su, trong đó diện tích khai thác 1.800ha, năng suất đạt 1tấn mủ/ha; 1.627ha cà phê, trong đó có 1.595ha cho thu hoạch, năng suất hơn 14,4 tạ/ha; 664ha hồ tiêu, trong đó diện tích cho thu hoạch 473ha, năng suất 27 tạ/ha…
Sở NN-PTNT nhận định, năm 2013, toàn tỉnh đã xây dựng mô hình “cánh đồng lúa mẫu lớn” với diện tích 481ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa thuần từ 15 đến 30%. “Cánh đồng mía mẫu lớn” với 40ha áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, bước đầu đã đạt kết quả tốt, tạo niềm tin cho nhân dân. Vì vậy Sở NN-PTNT yêu cầu, thời gian đến các địa phương chú trọng nhân rộng sản xuất đại trà cánh đồng mẫu mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Nhận thấy thị hiếu ngày càng cao của người dân, cùng với hiệu quả kinh tế mang lại, người dân Đắc Sở đã chuyển đổi sang trồng cây phật thủ. Hiện nay, gần 80% hộ dân của xã đều trồng loại cây “hái ra tiền” này. Một sào đất có thể trồng được từ 20 – 25 cây, trồng thẳng hàng.

Năm 2014, Xí nghiệp Thức ăn chăn nuôi thủy sản Afiex đã sản xuất hơn 70.000 tấn thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường, với các loại sản phẩm: Thức ăn cho heo, cá giống, vịt đẻ, cá có vẩy… đạt doanh số gần 1.000 tỷ đồng. Sản phẩm của xí nghiệp liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 10 thương hiệu – nhãn hiệu chăn nuôi nổi tiếng Việt Nam 2014.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 vừa qua, thời tiết thuận lợi, giá cả một số loại thủy sản tăng đã khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển. Trong năm, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau gần 480.000 tấn, đạt 104% kế hoạch, tăng 5,7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Thuận (tổ dân phố Hậu Phước, phường Ninh Hà) cho biết: “Nuôi tôm trái vụ nếu gặp thời tiết thuận lợi thì có lãi, nhưng gặp mưa bão thì mất trắng. Cũng vì sự bấp bênh ấy mà người dân không dám thả nuôi nhiều”. Năm 2013, 2 vụ nuôi chính, gia đình ông Thuận thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình ông tiếp tục thả nuôi vụ phụ vào mùa đông với 15 vạn con tôm thẻ chân trắng, 6.000 con cua, 3.000 con cá dìa.

Cá bông lau là loài da trơn, thân mình thon dài, đuôi đỏ, chỉ đánh bắt trong môi trường tự nhiên nên cá được nhiều người ưa chuộng bởi thịt trắng, sạch, béo, mùi thơm đặc trưng và giàu dinh dưỡng. Loài cá này không dễ đánh bắt, ngày nay lại càng hiếm hơn khiến giá bán rất cao, từ 150.000 - 250.000 đồng/kg, có khi bắt được cá lớn bán được cả triệu đồng. Theo kinh nghiệm riêng, người đánh bắt xác định những vùng nước có ổ cá để giăng lưới, rồi nằm tài đợi cả đêm cũng như dân chạy xe ôm chờ khách.