Tập Trung Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân

Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014.
Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Cơ cấu giống chủ lực gồm: ML202, ML4-2, ML48, ML49, ML216. Giống bổ sung: Hoa ưu 109, AS996, OM4900, ML68, ML4, ĐV108, PY1, PY2 và các giống lúa chất lượng đã qua sản xuất thử có triển vọng như OM6976, ĐT34, PC6, TBR36, TBR45, AN26, AN14. Khuyến khích sử dụng các giống lúa lai đã được khảo nghiệm cho kết quả tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng địa phương; đồng thời mở rộng diện tích lúa sạ hàng, sạ thưa hợp lý với lượng giống từ 100 đến 120kg/ha.
Trong năm 2013, tổng diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh ước khoảng 138.300ha, tăng 1,8% so với năm 2012. Trong đó, diện tích lúa đạt 57.836ha, tăng 1,2%, năng suất bình quân cả năm đạt khoảng 62,8 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha so năm 2012; diện tích bắp 6.290ha, năng suất đạt 36,1 tạ/ha; diện tích sắn 21.083ha, năng suất 191 tạ/ha; diện tích mía 24.353ha, năng suất 62,35 tấn/ha… Toàn tỉnh có 3.999ha cây cao su, trong đó diện tích khai thác 1.800ha, năng suất đạt 1tấn mủ/ha; 1.627ha cà phê, trong đó có 1.595ha cho thu hoạch, năng suất hơn 14,4 tạ/ha; 664ha hồ tiêu, trong đó diện tích cho thu hoạch 473ha, năng suất 27 tạ/ha…
Sở NN-PTNT nhận định, năm 2013, toàn tỉnh đã xây dựng mô hình “cánh đồng lúa mẫu lớn” với diện tích 481ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa thuần từ 15 đến 30%. “Cánh đồng mía mẫu lớn” với 40ha áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, bước đầu đã đạt kết quả tốt, tạo niềm tin cho nhân dân. Vì vậy Sở NN-PTNT yêu cầu, thời gian đến các địa phương chú trọng nhân rộng sản xuất đại trà cánh đồng mẫu mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Ở các nước phát triển, nông dân thường dùng những chậu cá nhỏ, bể nuôi, hoặc hồ nuôi cá để vận dụng làm mô hình sản xuất rau theo phương pháp thủy canh.

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.

Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.

Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.