Tập Trung Xuống Giống Vụ Lúa Đông Xuân

Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014.
Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Cơ cấu giống chủ lực gồm: ML202, ML4-2, ML48, ML49, ML216. Giống bổ sung: Hoa ưu 109, AS996, OM4900, ML68, ML4, ĐV108, PY1, PY2 và các giống lúa chất lượng đã qua sản xuất thử có triển vọng như OM6976, ĐT34, PC6, TBR36, TBR45, AN26, AN14. Khuyến khích sử dụng các giống lúa lai đã được khảo nghiệm cho kết quả tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng địa phương; đồng thời mở rộng diện tích lúa sạ hàng, sạ thưa hợp lý với lượng giống từ 100 đến 120kg/ha.
Trong năm 2013, tổng diện tích sản xuất các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh ước khoảng 138.300ha, tăng 1,8% so với năm 2012. Trong đó, diện tích lúa đạt 57.836ha, tăng 1,2%, năng suất bình quân cả năm đạt khoảng 62,8 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha so năm 2012; diện tích bắp 6.290ha, năng suất đạt 36,1 tạ/ha; diện tích sắn 21.083ha, năng suất 191 tạ/ha; diện tích mía 24.353ha, năng suất 62,35 tấn/ha… Toàn tỉnh có 3.999ha cây cao su, trong đó diện tích khai thác 1.800ha, năng suất đạt 1tấn mủ/ha; 1.627ha cà phê, trong đó có 1.595ha cho thu hoạch, năng suất hơn 14,4 tạ/ha; 664ha hồ tiêu, trong đó diện tích cho thu hoạch 473ha, năng suất 27 tạ/ha…
Sở NN-PTNT nhận định, năm 2013, toàn tỉnh đã xây dựng mô hình “cánh đồng lúa mẫu lớn” với diện tích 481ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa thuần từ 15 đến 30%. “Cánh đồng mía mẫu lớn” với 40ha áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, bước đầu đã đạt kết quả tốt, tạo niềm tin cho nhân dân. Vì vậy Sở NN-PTNT yêu cầu, thời gian đến các địa phương chú trọng nhân rộng sản xuất đại trà cánh đồng mẫu mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 2.300ha tôm nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi bị thiệt hại hoàn toàn, trong đó có trên 2.200ha tôm thẻ chân trắng.

Dịch bệnh, bấp bênh đầu ra, hạn chế áp dụng tiến bộ kỹ thuật do quy mô nhỏ... là những bất cập trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. Vì thế, việc Nhà nước hỗ trợ chăn nuôi nông hộ thế nào cho hiệu quả là điều đang được cơ quan chức năng và các địa phương tích cực góp ý.

Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Chỉ mới cách đây vài tháng (vào thời điểm cận tết), giá dưa hấu khá cao, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận trung bình khoảng 150 triệu đồng/ha. Thế nhưng hiện nay, người trồng dưa lại lắc đầu ngán ngẩm, chỉ còn biết “lỗ ít hay lỗ nhiều” mà thôi, chứ lời thì không có,…

Đợt này, chi cục đã thả 7.000 cá trắm, 7.000 cá rô phi, 6.400 cá mè hoa, 5.800 cá chép và 5.000 các trê. Được biết, các loài giống thủy sản thả đợt này từ nguồn kinh phí tái tạo thủy sản hàng năm và một số trại giống trên địa bàn tỉnh hỗ trợ.