Tập Trung Xử Lý Các Trường Hợp Đào Ao, Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.
Đồng thời, tổ chức xử lý việc nuôi tôm biển, khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đặc biệt là xử lý các chủ phương tiện kobe, máy bơm bùn, cây giếng nước mặn.
Qua hơn 1 tháng ra quân xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, tổ xử lý cùng với các địa phương trong huyện đã ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng chục trường hợp sử dụng máy kobe, máy bơm bùn đào ao, lập biên bản 5 trường hợp đối với hộ dân cải tạo ao; đang tham mưu UBND huyện ra quyết định xử phạt đối với 2 hộ dân đào ao, chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép theo quy định, với số tiền 12 triệu đồng.
Để ngăn chặn kịp thời tình trạng nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, Huyện ủy Bình Đại (Bến Tre) chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa. Tổ xử lý phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương. Xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm. Ngoài ra, ngành nông nghiệp có định hướng cho người dân trong vùng ngọt hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quy định mức hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho các đối tượng: hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau.