Tập Trung Xử Lý Các Trường Hợp Đào Ao, Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.
Đồng thời, tổ chức xử lý việc nuôi tôm biển, khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đặc biệt là xử lý các chủ phương tiện kobe, máy bơm bùn, cây giếng nước mặn.
Qua hơn 1 tháng ra quân xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, tổ xử lý cùng với các địa phương trong huyện đã ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng chục trường hợp sử dụng máy kobe, máy bơm bùn đào ao, lập biên bản 5 trường hợp đối với hộ dân cải tạo ao; đang tham mưu UBND huyện ra quyết định xử phạt đối với 2 hộ dân đào ao, chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép theo quy định, với số tiền 12 triệu đồng.
Để ngăn chặn kịp thời tình trạng nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, Huyện ủy Bình Đại (Bến Tre) chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa. Tổ xử lý phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương. Xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm. Ngoài ra, ngành nông nghiệp có định hướng cho người dân trong vùng ngọt hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.