Tập Trung Xử Lý Các Trường Hợp Đào Ao, Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về việc “tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa”.
Đồng thời, tổ chức xử lý việc nuôi tôm biển, khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đặc biệt là xử lý các chủ phương tiện kobe, máy bơm bùn, cây giếng nước mặn.
Qua hơn 1 tháng ra quân xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, tổ xử lý cùng với các địa phương trong huyện đã ngăn chặn và xử lý kịp thời hàng chục trường hợp sử dụng máy kobe, máy bơm bùn đào ao, lập biên bản 5 trường hợp đối với hộ dân cải tạo ao; đang tham mưu UBND huyện ra quyết định xử phạt đối với 2 hộ dân đào ao, chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép theo quy định, với số tiền 12 triệu đồng.
Để ngăn chặn kịp thời tình trạng nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, Huyện ủy Bình Đại (Bến Tre) chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa. Tổ xử lý phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương. Xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm. Ngoài ra, ngành nông nghiệp có định hướng cho người dân trong vùng ngọt hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.