Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh có tổng diện tích 12.500ha, tập trung tại 4 địa phương là Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Con số 12.500ha này là khá lớn - chiếm 77,5% tổng diện tích rau của toàn tỉnh. Trong 12.500ha này, chiếm cao nhất là Đơn Dương: 6.680ha; ít nhất là Lạc Dương: 900ha; diện tích còn lại (4.920ha) thuộc hai địa phương Đức Trọng (3.300ha) và Đà Lạt (1.620ha).
Điều đáng nói, cũng theo quy hoạch này thì toàn bộ 12.500ha sản xuất rau an toàn của tỉnh đều phải được áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc VietGAP và phải có hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP; đồng thời, có trên 50% cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng – HACCP, ISO. Bởi vậy, tại văn bản nói trên của UBND tỉnh, một trong những nội dung đã được nhắc lại đáng quan tâm là: Sở NN-PTNT phải “Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông liên quan đến việc áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau an toàn; áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phổ biến về tác hại và cách nhận biết các nhóm độc tố thường gặp trong các loại phân bón, thuốc BVTV để người sản xuất chủ động không sử dụng…”.
Với yêu cầu cao hơn trong sản xuất rau an toàn này, hy vọng nền nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng vốn được xem là đi đầu trong cả nước sẽ có sự phát triển lên mức cao hơn!
Có thể bạn quan tâm

Ông Châu Minh Đức (66 tuổi, thương binh 2/4), chủ trang trại nuôi heo ở xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) khởi sự nuôi heo quy mô nhỏ, sau đó nâng dần lên hàng ngàn con, SX và cung cấp heo giống.

Có khoảng 80% nguồn cung lương thực ở châu Á và một phần ở châu Phi được các nông hộ nhỏ SX ra để tự nuôi sống bản thân và gia đình họ.

Cũng náo nức và khẩn trương không kém so với các nhóm nông dân khác của 12 tỉnh ĐBSCL, nhưng nhóm nông dân ở Khóm Vĩnh Mỹ A, phường 3, TX Ngã Năm (Sóc Trăng) lại có nét chuẩn bị rất riêng của họ…

Thời gian qua, xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn) đã tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần làm cho bộ mặt nông thôn địa phương có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện…

Mỹ Thọ là xã Anh hùng, thuộc huyện Phù Mỹ. Những năm qua, Mỹ Thọ đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. “Từ xóa đói, giảm nghèo, rồi từng bước vươn lên khá giàu nhờ tập trung phát triển kinh tế nông-ngư nghiệp là 2 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”- ông Nguyễn Kim Trắc, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, khẳng định.