Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nguyên Liệu

Tập Trung Quản Lý Chất Lượng Nguyên Liệu
Ngày đăng: 08/10/2014

Hiện Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang lấy ý kiến cho dự thảo Đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực ĐBSCL. ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), về những nội dung của đề án.

PHÓNG VIÊN: - Ông có thể cho biết vài ý kiến đóng góp của VASEP cho dự thảo đề án này của Tổng cục Thủy sản?

Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE: - Tôi không lạm bàn đến tất cả nội dung của đề án mà chỉ nhấn mạnh đến nội dung liên quan đến vấn đề chế biến tôm. Theo dự thảo, các cơ sở chế biến tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 10% công suất của nhà máy, số nguyên liệu còn lại được cung cấp từ các cơ sở nuôi khác thông qua hợp đồng tiêu thụ do các cơ quan quản lý nhà nước xác nhận và giá trị pháp lý.

Trước hết, nói về việc phải có vùng nguyên liệu tối thiểu đạt 10% công suất của nhà máy. Điều này có thể hiểu nhằm đảm bảo khâu chủ động về nguyên liệu. Nhưng 10% có ý nghĩa gì? Nó gần như đang thiếu cơ sở thực tiễn, chẳng hạn nếu DN không thể đầu tư vùng nguyên liệu đạt 10% thì sao?

Trên thực tế có những DN có vùng nguyên liệu đảm bảo tới 100%, nhưng nếu không có những phương án kinh doanh phù hợp vẫn có thể bị phá sản. Chúng ta cần phải giải quyết cái gốc của vấn đề. Điều kiện này không có tác dụng về mặt tái cấu trúc, vì bản thân DN khi thành lập đã phải nghĩ đến vấn đề nguyên liệu, lập nhà máy để kinh doanh có lợi nhuận, không phải để lỗ.

Thứ hai, hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu phải do cơ quan quản lý nhà nước xác nhận. Điều này sẽ tạo thêm thủ tục hành chính, dễ dẫn đến cơ chế xin-cho, tiêu cực. Thị trường luôn có những biến động, thậm chí biến động rất nhanh, chính vì thế nếu DN không thể có quyền chủ động trong quyết định mua nguyên liệu của mình, phải chờ xác nhận từ cơ quan quản lý làm sao ứng phó kịp thời.

Cũng có khuynh hướng cho rằng DN ép giá nông dân, nhưng theo tôi mọi chuyện không đơn giản như vậy, vì DN làm ăn cũng phải có uy tín. Với thực trạng của ngành tôm hiện nay, đề án này cần phải được điều chỉnh và xem xét lại nên tập trung vào khâu quản lý chất lượng nguyên liệu hơn là khâu chế biến.

Nói đơn giản như vấn đề dư lượng kháng sinh phải bắt nguồn từ khâu nuôi, nếu nuôi tôm có kháng sinh, khi chế biến không có cách nào làm hết được. Các cơ quan quản lý nên đánh giá đúng thực trạng của ngành trên quan điểm thị trường. Hiện nay, VASEP cũng đang đề nghị các DN cho ý kiến đóng góp về nội dung dự thảo, sau đó sẽ có những kiến nghị cụ thể để gửi lên Tổng cục Thủy sản.

- Còn việc hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm tôm xuất khẩu các cơ quan quản lý đã có những giải pháp gì, thưa ông?

- Từ trước đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho DN như xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, những hoạt động chính trị, ngoại giao, phối hợp cùng hiệp hội, DN trong việc đấu tranh chống các rào cản từ các nước nhập khẩu... Theo tôi đó là những hỗ trợ hợp lý và đầy đủ. Còn nếu nói Nhà nước phải hỗ trợ theo kiểu chỉ cho DN biết phải xuất khẩu đi đâu, làm ăn với DN nào… thì không nên.

Bởi lẽ thị trường do người bán và người mua tự tìm đến nhau và tự quyết định có làm ăn với nhau hay không. Nếu hình thành DN mà không tính toán được những thị trường cũng như những vấn đề liên quan có lẽ không có DN nào như vậy. Cũng có ý kiến liên quan đến việc hỗ trợ về vốn. Theo tôi, các DN phải tự chứng minh năng lực của mình với ngân hàng, không phải ngồi chờ Nhà nước đưa vốn cho làm ăn.

- Ông có thể cho biết tình hình xuất khẩu tôm 8 tháng năm nay và dự kiến đến cuối năm?

- Tình hình xuất khẩu tôm thời gian qua khá ổn 8 tháng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt khoảng 2,5 tỷ USD và dự kiến đến cuối năm con số này sẽ là 3,5 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng khá tốt. Xét về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU vẫn là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú.

Một trong những yếu tố thành công của ngành sản xuất tôm là nguồn cung tôm trên thế giới giảm do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) vẫn đang hoành hành ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia… Thêm vào đó, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu nhập khẩu tôm tăng cao là những yếu tố chính giúp xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kết quả khả quan.

- Xin cảm ơn ông.


Có thể bạn quan tâm

Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn Giá ngô thương phẩm kém hấp dẫn

Dù Đồng Nai chưa bước vào mùa thu hoạch rộ ngô vụ hè thu (dự kiến vào giữa tháng 8), nhưng giá ngô thương phẩm hiện đang sụt giảm, trong khi đó trồng ngô lấy thân lại được giá...

24/07/2015
Lục Nam có sản lượng nhãn tăng 500 tấn Lục Nam có sản lượng nhãn tăng 500 tấn

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 620 ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 5 nghìn tấn (tập trung ở các xã: Đan Hội, Đông Hưng, Lục Sơn, Đông Phú), tăng tương ứng 20 ha và 500 tấn so với năm ngoái.

24/07/2015
Trang trại quý đông hướng đến sự phát triển bền vững Trang trại quý đông hướng đến sự phát triển bền vững

Trong những chủ trang trại đã gặp ở Bình Phước, tôi khá ấn tượng với lão nông Dụng Quý Đông. Ấn tượng về trang trại Quý Đông không phải vì 20 ha cây ăn trái - bởi trên địa bàn tỉnh có những trang trại cả trăm ha - mà là từ cách làm nông nghiệp theo hướng bền vững cũng như tư duy chiến lược của anh.

24/07/2015
Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

24/07/2015
Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

24/07/2015