Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Trồng Vụ Đông

Ngày 19-11, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản năm 2014 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2014-2015. Dự hội nghị có lãnh đạo một số ngành, doanh nghiệp và các huyện, thành, thị.
Năm 2014 với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất của ngành đạt khá. Trong sản xuất cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, cụ thể: Diện tích gieo trồng cây lương thực bằng gần 110,1% dự kiến và 99,3% cùng kỳ; cơ cấu cây trồng có nhiều sự chuyển biến tích cực thể hiện công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả ngày càng mở rộng như: Diện tích gieo cấy bằng lúa lai chiếm gần 51%, chè giống mới đạt 71,3%, cá giống mới chiếm trên 35%, bò lai gần 70%, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng yêu cầu thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội.
Qua đó đã định hình một số vùng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế tăng giá trị, hiệu quả và hướng tới nền nông nghiệp hiện đại. Tuy vậy các chỉ tiêu về năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực chưa rõ nét; các cây trồng vật nuôi của ngành Nông nghiệp và PTNT chưa thể hiện được vai trò, một số lĩnh vực đang có nguy cơ tụt hậu.
Vụ chiêm xuân năm 2015 toàn ngành phấn đấu gieo cấy 36.250ha lúa, trồng 5.550ha ngô, 3.700ha lạc, giữ ổn định diện tích cây chè và các cây rau, mầu khác.
Giải pháp chung để phấn đấu đạt mục tiêu là: Tập trung chỉ đạo, đổi mới quy hoạch, đảm bảo dịch vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Bố trí trà xuân sớm 4%, xuân trung 16%, còn lại là xuân muộn, có 50,2% diện tích cấy bằng giống lai; tiếp tục sắp xếp lại sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung...
Sau khi nghe lãnh đạo ngành Nông nghiệp và PTNT báo cáo, các địa phương trao đổi, đồng chí Hoàng Công Thủy đã phát biểu chỉ đạo: Năm qua mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã thu được nhiều kết quả, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngành và từng địa phương, rõ nhất là vấn đề giá trị, hiệu quả sản xuất.
Đây không chỉ là bài toán của ngành mà còn là của tỉnh, quốc gia, do vậy trong bố trí cơ cấu, định hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 ngành và từng địa phương cần tính đến yêu cầu lâu dài của CNH-HĐH nông nghiệp và PTNT.
Cụ thể đối với sản xuất năm 2015, ngành và các địa phương cần lưu ý ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, tác động của các yếu tố xã hội, từ đó tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý để cung ứng tốt các dịch vụ, tạo điều kiện để nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chính sách đầu tư cho các chương trình, dự án, phấn đấu gieo cấy, nuôi trồng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Đồng chí yêu cầu các địa phương rà soát lại tình hình sản xuất trên địa bàn, xây dựng các mô hình, vùng sản xuất theo đề án tái cơ cấu sản xuất của ngành đã được phê duyệt; chỉ đạo các ngành tổng hợp đánh giá kết quả và tồn tại của từng chương trình, dự án báo cáo tỉnh, bộ, ngành xem xét, điều chỉnh.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201411/trien-khai-ke-hoach-san-xuat-vu-chiem-xuan-2015-2376597/
Có thể bạn quan tâm

Khi “nhiễm bệnh” từ tác động bên ngoài, cây dó bầu tiết ra chất nhựa chống lại và hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có sản phẩm như trầm tóc, trầm hương hay kỳ nam. Do bị khai thác gần như tận diệt nên các phu trầm đã đem loại cây rừng này về trồng tại vườn nhà với kỳ vọng sẽ tạo được trầm từ chính bàn tay con người.

Sự phát triển đáng nể của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập niên qua, với hàng loạt mặt hàng nông sản top đầu thế giới cả về sản lượng, năng suất như lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, khoai mì (sắn) khiến nhiều nước vừa kinh ngạc, vừa khâm phục.

Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình và mô hình quản lý tổng hợp sâu đục củ khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long” thuộc Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long và Bộ môn BVTV- Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo báo cáo công tác nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp phòng trị sâu đục củ khoai lang, bước đầu cho nhiều kết quả khả quan.

Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.

Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.