Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Tập Trung Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 06/02/2015

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, nhất là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 2/2, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Trong đó, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm các cấp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. UBND các tỉnh, TP chỉ đạo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương (Ban Chỉ đạo 389) tích cực đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

Cùng với đó bố trí kinh phí và chỉ đạo cơ quan thú y địa phương tăng cường lấy mẫu giám sát trên gia cầm và môi trường nhằm phát hiện virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm khác trên gia cầm nhập lậu, tại các chợ buôn bán gia cầm sống để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các cơ quan liên quan của Bộ hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người" để làm cơ sở triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả.

Cục Thú y tiếp tục tăng cường giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm virus cúm A/H7N9 và các chủng virus cúm khác. Đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phòng, chống virus cúm A/H7N9 xâm nhập, tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao ở khu vực phía Bắc. Trường hợp giám sát phát hiện virus cúm A/H7N9 và các chủng virus khác dương tính, xử lý‎ như đối với cúm gia cầm A/H5N1.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), sau khi dịch lở mồm long móng xuất hiện tại tỉnh Bắc Kạn, dịch cúm gia cầm cũng tái phát tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm tại ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Số gia cầm bị chết là 260 con trong tổng đàn 824 con.


Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc Đã Có 700 Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Miền Bắc Đã Có 700 Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Điển hình như Hà Nội có trên 7.000ha với 171 mô hình; Nam Định 6.339ha với 147 mô hình; Hà Giang 3.513ha với 261 mô hình...

22/02/2014
Nuôi Cá Bè Ở Tiền Giang Có Nguy Cơ Thua Lỗ Nuôi Cá Bè Ở Tiền Giang Có Nguy Cơ Thua Lỗ

Với tình hình giá cá điêu hồng những ngày qua, nguy cơ thua lỗ là rất lớn do giá cá có xu hướng giảm. Chính vì vậy, thời điểm này nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè đã thu hoạch không dám thả cá giống tiếp tục vụ nuôi mới.

22/02/2014
Phát Triển Kinh Tế Vườn, Trang Trại Phát Triển Kinh Tế Vườn, Trang Trại

Nghị quyết về hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) và chăn nuôi (2012 - 2016) ra đời đã giúp nhiều hộ nông dân Tiên Phước mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn.

19/03/2014
Công Nghệ Biofloc Chữa Bệnh Cho Tôm Công Nghệ Biofloc Chữa Bệnh Cho Tôm

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản sẽ khảo sát thực tiễn sản xuất và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo 2 giải pháp trên, nhằm phổ biến cụ thể đến bà con nông dân.

22/02/2014
Vì Sao “Giấc Mơ” Cá Cảnh Tiền Giang Chưa Thành? Vì Sao “Giấc Mơ” Cá Cảnh Tiền Giang Chưa Thành?

Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?

19/03/2014