Tập Trung Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Hơn 9 tháng năm 2013, tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh Tuyên Quang đạt trên 4.760 tấn, đạt 85% kế hoạch năm và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây thực sự là tín hiệu mừng cho ngành kinh tế vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng của tỉnh ta.
Cùng việc tận dụng diện tích mặt nước trên khu vực lòng hồ thủy điện, nhiều diện tích ao, hồ, sông, suối, ruộng cũng được các cơ quan chuyên môn phối hợp với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tìm ra hướng đi và định hướng hợp lý cho người nông dân phát triển. Đến nay diện tích ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản là 1.948 ha, hồ thủy lợi tận dụng để nuôi thủy sản là 30 ha, hồ thủy điện Tuyên Quang là 8.000 ha, nuôi cá ruộng là 30 ha.
Đồng chí Nguyễn Thị Vĩnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, song song với việc mở rộng phát triển diện tích mặt nước nuôi, Chi cục chú trọng đến công tác sản xuất cá giống. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện sản xuất được 143 triệu con cá bột, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái; 23,64 triệu con cá giống, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi ương thủy sản, trong năm 2013 Chi cục đã thực hiện Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cá Lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Kết quả đã cho sinh sản thành công 1 đợt với số trứng thu được là 15.250 trứng, thu được trên 6.200 con cá bột. Thực hiện nuôi từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống trong lồng kính đã thu được trên 5.600 con cá giống cỡ 5 cm/con, tỷ lệ sống đạt gần 90%. Đến cuối tháng 8 Chi cục đã thực hiện chuyển giao được 1.200 con cá giống cho Trung tâm Thủy sản quản lý, chăm sóc, hiện cá đều sinh trưởng phát triển tốt, với kích cỡ trung bình đạt hơn 10 cm/con.
Phát triển tiềm năng thủy sản trên khu vực hồ thủy lợi, trong năm 2013 tỉnh ta cũng đã triển khai thực hiện Dự án ứng dụng các phương thức nuôi cá có hiệu quả trên hồ thủy lợi hồ Đình và hồ thủy lợi Ngòi Là. Trong đó sẽ dự kiến thả 5,9 tấn cá giống xuống hồ thủy lợi hồ Đình. Với hồ Ngòi Là đã thực hiện khảo sát vị trí đặt lồng, thiết kế 30 lồng cá và tổ chức thả 2 đợt cá giống với số lượng 30 vạn con cá rô phi đơn tính cỡ 10 đến 30 cm/con. Đang tiếp tục khảo sát, nghiên cứu mở rộng diện tích nuôi cá trên hệ thống hồ thủy lợi và eo ngách tại các địa phương.
Thực hiện Dự án hỗ trợ Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đến nay các mô hình như mô hình nuôi thử nghiệm 2.000 con cá Lăng chấm thương phẩm tại xã Nhữ Khê và tại trại cá Hoàng Khai; mô hình nuôi 20.000 con cá rô đồng đầu vuông thương phẩm trong ao với quy mô 1,6 ha tại xã Phú Thịnh (Yên Sơn); mô hình ương nuôi cá giống tại xã Lăng Can (Lâm Bình) và xã Tân Mỹ (Chiêm Hóa)… đều có những tín hiệu quả quan, toàn bộ đàn cá tại các địa phương đều sinh trưởng phát triển tốt.
Thôn Đát Trà là một trong những thôn tiêu biểu của xã Phú Thịnh (Yên Sơn) trong phát triển và nuôi trồng thủy sản. Toàn thôn có 89 hộ dân thì có trên 50% hộ phát triển kinh tế thủy sản. Từ thủy sản nhiều hộ có thu nhập trên 20 triệu/năm, như hộ gia đình ông Phạm Văn Cúc, Nguyễn Văn Chủng, Ngô Văn Quân... Chị Nguyễn Thị Hà, một hộ dân trong thôn cho biết, gia đình chị hiện có 1.300 m2 diện tích mặt nước nuôi cá thịt, mỗi năm cho thu lãi gần 20 triệu đồng. Năm nay, gia đình chị càng có thêm động lực phát triển kinh tế thủy sản khi được tham gia mô hình nuôi cá rô đồng đầu vuông từ Dự án TNSP. Tham gia mô hình này, gia đình chị được hỗ trợ cá giống và thức ăn cho cá; đây là loại cá có ưu điểm vượt trội hơn so với loại cá khác vì có tốc độ lớn nhanh, kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với cá rô đồng thông thường. Trong thời gian tới, gia đình chị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này và tuyên truyền cho bà con nhân rộng mô hình để hình thành vùng sản xuất tập trung thuận lợi cho việc tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.

Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.

Hiện nay, thanh long ruột trắng đang ở thời điểm nghịch mùa, trong khi thanh long ruột đỏ vẫn còn cho trái mùa thuận nên giá hai loại thanh long này chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, giá thanh long thời điểm này ở mức rất cao, nhất là thanh long ruột trắng nên nông dân trồng thanh long rất phấn khởi do có lợi nhuận cao.