Tập Trung Nhiều Mặt Công Tác Cho Những Tháng Cuối Năm

Ngay từ đầu năm, huyện Châu Thành A đã đề ra 18 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện, trong đó có 7 chỉ tiêu về kinh tế; 10 chỉ tiêu về văn hóa - xã hội và 1 chỉ tiêu về quốc phòng - an ninh. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, ông Bùi Công Tạo (ảnh), Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho biết:
- Đến nay, địa phương đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch 10 chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế cả 3 khu vực; tổng sản lượng lúa; tỷ lệ hộ sử dụng điện; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; huy động học sinh ra lớp; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương; giải quyết việc làm; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; công tác tuyển quân.
Có 5 chỉ tiêu đạt từ 60% trở lên gồm: cơ cấu kinh tế cả 3 khu vực; giá trị tăng thêm bình quân đầu người theo giá hiện hành; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh; tổng thu ngân sách huyện; khám chữa bệnh. Còn lại 3 chỉ tiêu sẽ được đánh giá kết quả vào cuối năm, trong đó có chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Ông đánh giá thế nào về những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm của huyện ?
- Qua 9 tháng của năm 2014, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực.
Theo đó, các lĩnh vực về sản xuất nông nghiệp như diện tích xuống giống, sản lượng vụ lúa Hè thu năm 2014 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; công tác kiểm soát tình hình dịch bệnh trên động, thực vật được triển khai thực hiện khá tốt; công tác giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản đạt yêu cầu kế hoạch đề ra.
Đặc biệt là các phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm, thực hiện tốt; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.
Đâu là nhân tố góp phần tạo nên những kết quả đáng ghi nhận đó, thưa ông ?
- Trước hết, phải kể đến sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để huyện thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ban ngành Hậu Giang. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện chủ động xây dựng các chỉ tiêu đảm bảo phù hợp và triển khai sớm.
Trong quá trình triển khai thực hiện luôn bám sát nhiệm vụ, xác định công tác trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá, đồng thời xây dựng kế hoạch và chương trình công tác của các đơn vị phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với các đợt cao điểm chiến dịch, kể cả các mặt công tác trọng tâm đã quan tâm gắn với việc phát động phong trào thi đua - khen thưởng. Qua đó, đã tạo nên khí thế thi đua sôi nổi giữa các xã, thị trấn và các phòng, ban của huyện tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Thưa ông, bên cạnh những kết quả tích cực thì trong việc thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm vừa qua, địa phương còn băn khoăn, trăn trở điều gì ?
- Huyện vẫn còn băn khoăn, trăn trở một số mặt hạn chế và cần phấn đấu như: công tác tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh chưa đi vào chiều sâu; thu ngân sách còn đạt thấp, chưa đến 70% so với Nghị quyết điều chỉnh giữa năm; giá nông sản chưa ổn định; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, một số hoạt động chưa đi vào chiều sâu; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, chưa được kiềm chế và đẩy lùi, nhất là tai nạn giao thông còn xảy ra,…
Xin ông cho biết những định hướng chủ yếu của việc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian còn lại của năm 2014 ?
- Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ những tháng cuối năm 2014, UBND huyện yêu cầu các phòng, ban, ngành huyện, các xã, thị trấn cần bám sát phương hướng nhiệm vụ trọng tâm được giao, chương trình công tác quý IV năm 2014 Huyện ủy, Nghị quyết HĐND huyện, UBND huyện đề ra kế hoạch thực hiện hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014.
Muốn vậy, đòi hỏi huyện phải đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội; đồng thời củng cố quốc phòng - an ninh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Như vậy, huyện đã đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể thế nào, thưa ông ?
- Huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tiến hành rà soát lại các chỉ tiêu thực hiện được giao, nhất là các chỉ tiêu đạt thấp để tập trung phấn đấu hoàn thành.
Trong đó, sẽ tập trung công tác thu hoạch nhanh gọn vụ lúa Thu đông, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân năm 2014-2015, phòng chống lụt bão; tăng cường củng cố xây dựng các HTX, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu và nâng chất xã nông thôn mới, cũng như tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế và tăng cường công tác thu thuế.
Tiếp tục tăng cường xử phạt các trường hợp xây dựng nhà trái phép, cũng như phối hợp các xã, thị trấn điều chỉnh những trường hợp cấp sai quyền sử dụng đất; đẩy mạnh giải quyết dứt điểm các trường hợp khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các bến đò ngang trái phép, các trường hợp vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn; tổ chức phát quang, đảm bảo đường dây điện an toàn trong mùa mưa bão…
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm 2014, toàn tỉnh Thái Bình gieo cấy được 80.679 ha, trong đó gieo thẳng đạt 28.662 ha, chiếm 35,5% so với tổng diện tích gieo cấy, tăng gần 7.000 ha so với vụ xuân năm 2013.

Khác với không khí tất bật, hồ hởi trong những ngày thu hoạch rộ của những năm trước, vụ hành 2014 nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đối mặt nguy cơ trắng tay vì sự tấn công của sâu bệnh hại hành.

Hơn một tuần nay, giá ớt trên thị trường đột ngột giảm mạnh, khiến hàng trăm hộ trồng ớt ở các huyện: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cầm chắc phần lỗ, mùa ớt năm nay càng thêm “cay”.

Hơn các cây trồng khác, cây quế là cây trồng khi đến tuổi khai thác có thể tận thu cả vỏ, thân, lá, cành và có giá trị kinh tế cao. Từ những năm 2000, cây quế đã giúp nhiều hộ dân của xã Đại Sảo (Chợ Đồn - Bắc Kạn) có cuộc sống ấm no, sung túc hơn và đã thật sự là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương này.

Một số hộ tuy đã từng bước chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm công nghiệp – bán công nghiệp nhưng diện tích còn khiêm tốn (khoảng 20 ha) và chỉ quan tâm đến qui trình nuôi tôm bằng sử dụng hoá chất, kháng sinh.