Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, hiện nay do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nên đã có 303,625 ha diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, nhiễm nặng 1,8 ha tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê, thành phố Hà Giang. Tỷ lệ phổ biến từ 2,5 – 5%, cao từ 7 – 15%, cục bộ 50 – 60%, đặc biệt đã xuất hiện các ổ lụi tại các xã Việt Hồng, Bằng Hành, Việt Quang, Liên Hiệp, Đồng Tâm (Bắc Quang); Bằng Lang, Xuân Giang (Quang Bình).
Hại chủ yếu trên giống lúa BC15, CT16, Khang dân 18, HT1, Nhị ưu 838. Bên cạnh đó, bệnh bạc lá diện tích nhiễm 653 ha, tỷ lệ phổ biến từ 6 – 9%, cao 12 – 20%, cục bộ một số nơi của huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, tỷ lệ bệnh trung bình 20 – 25%, cao 50% C3-5. Rầy nâu, rầy lưng trắng mật độ trung bình 20 – 150 c/m2, cao 85-310c/m2, còn các đối tượng sâu bệnh hại khác mật độ thấp.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh và ứng phó với diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại lúa Xuân, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá; trao đổi với phóng viên, đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Trước tình hình sâu bệnh như vậy, ngành Nông nghiệp đã có công văn gửi UBND các huyện, thành phố chỉ đạo ngành chức năng hướng dẫn nhân dân tăng cường phòng trừ bệnh đạo ôn bảo vệ lúa xuân.
Sở cũng đã đưa cán bộ chuyên môn xuống tận cơ sở để hướng dẫn bà con nông dân cách phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt là triển khai thực hiện triệt để phương án phòng, chống dịch hại cây trồng trên địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch trên cây trồng và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo.
Đối với những diện tích nhiễm bệnh, các huyện chủ động cung ứng thuốc đặc trị và hướng dẫn nhân dân tiến hành phun kịp thời, triệt để, không để bệnh lây lan ra diện rộng. Tích cực chỉ đạo các phòng, trạm chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn, cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh đạo ôn, rầy nâu gây hại và phòng trừ kịp thời, không để bệnh lây lan.
Đặc biệt lưu ý trên các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn như: BC15, Nếp, HT1, KD18, Nhị ưu 838... Tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình của huyện thông báo, hướng dẫn nông dân chủ động kiểm tra và phòng trừ kịp thời bệnh đạo ôn hại lúa xuân.
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh cũng cho biết thêm: Ngành NN và PTNT cũng đã khuyến cáo các huyện chỉ đạo nhân dân không sử dụng giống lúa BC15 đưa vào gieo cấy vụ Xuân, vì giống lúa này đưa vào gieo trồng vụ Xuân cảm nhiễm bệnh rất cao, nhất là bệnh đạo ôn lá, mà chỉ đưa vào gieo cấy vụ Mùa. Do một số huyện không cương quyết, người dân không chịu tiếp thu nên cứ đưa vào gieo trồng vụ Xuân nên phát sinh diện tích bị bệnh đạo ôn lá. Những huyện có nhiều diện tích bị sâu bệnh nặng cần có thái độ tiếp thu nghiêm túc để hạn chế đến mức thấp nhất sâu bệnh hại lúa xảy ra...
Cũng để phòng, chống sâu bệnh hại lúa hiệu quả nhất, đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: Huyện Quang Bình cũng là một trong các huyện có một số diện tích bị sâu bệnh, qua đi kiểm tra thực tế tại một số xã bị sâu bệnh nặng như: Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Vĩ Thượng...,
UBND huyện cũng chỉ đạo ngành chuyên môn xuống tận nơi để kiểm tra theo dõi phát hiện để có giải pháp xử lý kịp thời, hướng dẫn nhân dân khi phát hiện bệnh đạo ôn cần ngừng bón đạm, đồng thời cung câ#p đủ nước cho lúa. Những diện tích lúa bị bệnh cần phun thuốc sớm và tổ chức phun phòng với những diện tích chưa bị nhiễm bệnh.
Các xã, thị trấn cần huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên xuống các thôn, bản hỗ trợ bà con nhân dân tổ chức phun thuốc đồng loạt. Đồng thời, để chủ động đối phó với dịch bệnh, huyện cũng sẽ có cơ chế hỗ trợ cho bà con để giải quyết dứt điểm sâu bệnh hại.
Hiện nay, tình hình thời tiết còn diễn biến bất thường nên sâu bệnh hại lúa còn phức tạp. Do đó, ngành NN và PTNT cũng đã có công văn gửi các huyện chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp tốt với các xã, thị trấn tuyên truyền cho bà con nhân dân không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại trên cây lúa, hướng dẫn nhân dân phun thuốc phòng trừ đúng cách với những loại thuốc bảo đảm chất lượng, nhất là việc sử dụng thuốc BVTV cần áp dụng theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ - liều lượng, đúng cách, đúng lúc). Tốt nhất nên phun thuốc vào sáng sớm hay chiều mát, tránh phun khi lúa phơi màu. Sau khi phun thuốc gặp mưa to cần phải phun lại. Dùng bình bơm có bec tia nhỏ để phun. Lượng nước thuốc cần phải đủ theo khuyến cáo... phấn đấu đạt năng suất và sản lượng theo kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Đến thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi được giới thiệu tới thăm trang trại gà của anh Trần Văn Hiệu. Với kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi gà, anh Hiệu đã từ hai bàn tay trắng trở thành tỷ phú.

Sau khi Việt Nam trúng 2 gói thầu xuất khẩu gạo với khối lượng gần 1,5 triệu tấn sang Indonesia và Philippines, có thông tin cho rằng lượng gạo dự trữ Việt Nam còn rất ít. Tuy nhiên, đại diện Bộ NNPTNT khẳng định, Việt Nam hiện vẫn còn dư từ 7,5-7,8 triệu tấn lúa cho xuất khẩu.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị H. dành hẳn toàn bộ sân thượng trong ngôi nhà to ở quận 10 để trồng rau củ các loại. Nhờ có người giúp việc chăm sóc kỹ lưỡng, vườn rau nhà chị này không những cung cấp cho cả nhà ăn dư, mà mỗi lần gặp gỡ bạn hàng, đối tác thân quen lâu năm, chị lại mang theo rau tự trồng đến tặng.

Không đắt, hiếm và khó tìm như nhiều loại quả đặc sản nổi tiếng khác, nhưng với mùi thơm nhẹ và vị chua ngọt giòn, ổi rừng thừa sức làm xiêu lòng nhiều chị em ở thành thị.

Chỉ với vẻn vẹn hơn 100m2, trại gà Tân Châu của chàng tỷ phú trẻ Nguyễn Quang Nam xã Đông Ngạc, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang là điểm đến của nhiều dân săn gà cảnh. Nhiều đại gia mê gà bỏ ra cả “nghìn đô” để sở hữu một chú gà Tân Châu thuần chủng mang về ngắm.