Tập Trung Chăm Sóc Cho Lúa Mới Gieo Cấy

Ngày 10.3, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) có văn bản gửi Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc yêu cầu tập trung chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ đông xuân 2013 - 2014.
Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.
Với các tỉnh bắc Trung Bộ, tập trung chăm sóc lúa đông xuân, hoàn thành sớm việc chăm sóc, làm cỏ, bón thúc (tuyên truyền và khuyến cáo nông dân sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc có hàm lượng đạm và Kali cao), điều chỉnh mực nước ruộng hợp lý, để lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, quần thể đồng đều. Nông dân cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu, bệnh, chuột hại lúa...
Cục Trồng trọt cũng đề nghị các địa phương hướng dẫn bà con nông dân tỉa giặm, trồng lại cây trồng vụ xuân bị chết rét, bón thúc, vun nhẹ để cây nhanh hồi phục. Theo báo cáo nhanh của các địa phương, đến nay diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân 2013 - 2014, các tỉnh, thành phía Bắc đã cơ bản xong, chỉ còn một số tỉnh trung du Bắc Bộ chưa gieo cấy xong do có những diện tích sản xuất phụ thuộc nước trời.
Có thể bạn quan tâm

Ít ai biết, hàng trăm ha đất khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Phước,Tiền Giang) trồng khóm nổi tiếng từ lâu đã bỏ hoang gần 3 năm qua vì dự án KCN và qui hoạch sân golf..
-7686528.jpg)
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.

Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).

Chị Đào Thị Hằng, thôn Xuân Tiến, xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) mượn 2 ha ruộng của bà con trong thôn để trồng dưa bao tử mang lại khoản thu nhập đáng kể.

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta