Tập Tính Cộng Đồng Của Heo Rừng

Cũng giống như đa phần các loại lợn khác và kể cả trong tự nhiên, trừ lợn đực phối giống hoặc lợn mới đẻ, lợn rừng thích sống chung.
Mùa rét chúng có thể nằm sát và chồng lên nhau cho ấm. Nuôi chung làm lợn bớt sợ hãi, tranh nhau ăn. Tuy nhiên nuôi nhiều con, khác loại quá sẽ khó đảm bảo nhu cầu riêng cho từng loại lợn. Lợn thường chạy theo nhau. Khi một con thoát chuồng, ta sẽ khó lùa quay trở lại chuồng. Ta có thể thả luôn cả nhóm lợn ra, con lợn thoát chuồng sẽ nhập đàn và ta dễ lùa cả về.
Trừ trường hợp lợn đực giống, những cá thể khác ổ/chuồng khi nhốt chung với nhau có thể đánh nhau nhưng không đáng kể.
Cũng như các loại lợn bản địa, lợn con thường núp sau lưng mẹ khi có người lạ đến, hoặc muốn bắt chúng. Khi lợn con chạy trốn, chúng chạy theo nhau và lợn mẹ cũng chạy theo để bảo vệ. Vậy nên khi muốn bắt con ta phải tách mẹ chúng ra, tránh để lợn mẹ đánh người và dẫm chết con... Hiện tượng mẹ nằm đè lên con chưa được thấy ở lợn rừng, như từng xảy ra với các loại lợn công nghiệp. Tuy nhiên đã xảy ra trường hợp, vì rơm độn trong chuồng nhiều, nên con nhỏ chui vào đó và bị con mẹ nằm lên đè chết.
- Giết con của con khác:
Lợn to thường có thói quen ăn thịt lợn con của con khác. Tập tính này cũng có ngay ở các giống lợn đen vùng miền núi nước ta. Vì thế khi đẻ lợn mẹ thường tìm chỗ kín đáo, có cây cối um tùm để đẻ và dấu con. Nếu bị lộ thì lợn mẹ có thể cắp con đi nơi khác. Vì thế ta không nên nuôi chung lợn mới đẻ, hoặc khi con quá nhỏ với nhau hoặc cùng các loại lợn khác, đặc biệt khi nơi nuôi chật hẹp.
- Đực phối giống ”đánh ghen”:
Cũng giống như một số loại khác, lợn rừng đực giống cũng rất ”hậm hực”, lồng lộn... khi đực bạn đi phối giống mà nó không được đi. Và đã xảy ra một vài đực đánh nhau đến chết tại một vài cơ sở nuôi lợn rừng. Vì thế lợn đực phối giống cần ở xa nhau và không nhìn thấy nhau, đặc biệt lúc giao phối với lợn cái.
Có thể bạn quan tâm

Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp; Sử dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột, thiếu sữa đầu.

Heo rừng là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt Nam. Heo rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn.

Cũi đẻ cho lợn nái nhằm cách ly với nền chuồng, giảm hao hụt lợn con do bị đè, giảm tỉ lệ mắc bệnh đường ruột trước khi cai sữa, nâng cao số con sống trên ổ lúc cai sữa. Cũi úm cho lợn con sau cai sữa, để nuôi lợn con sau cai sữa (từ 30-60/75 ngày tuổi) đạt tỉ lệ sống cao, tăng trưởng nhanh.

Tuy nhiên nếu chủ quan lơi là, bệnh sẽ bùng phát. Bệnh cúm lợn là một bệnh đã xuất hiện từ lâu song người chăn nuôi thường ít chú ý, bệnh chưa trở thành dịch lớn song rất có thể nếu không chủ động áp dụng các biện pháp phòng thì bệnh sẽ xảy ra thành dịch làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi.

Nhằm giúp người dân lựa chọn loại vắc xin phù hợp để công tác phòng, chống dịch tai xanh có hiệu quả, Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã Công văn số 1989/TY-DT gửi Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố xem xét, tham mưu cho tỉnh khuyến cáo lựa chọn vắc xin tai xanh để chống dịch lợn tai xanh.