Tập huấn ToT Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học
Để công tác này ngày một hiệu quả và nâng cao hơn nữa thì đội ngũ cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cần phải thường xuyên cập nhật những kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ cho công tác và giúp nông dân phát triển sản xuất.
Trong 3 ngày (từ ngày 08 - 10/9/2019), Văn phòng Thường trực Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Nam Bộ phối hợp Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp (TTKN) tổ chức khóa tập huấn ToT bồi dưỡng về “Phương pháp khuyến nông và chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học (ATSH)” từ nguồn kinh phí Khuyến nông Quốc gia năm 2015 cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông, khuyến nông cơ sở 04 tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Bạc Liêu.
Khóa tập huấn trang bị những kiến thức về phương pháp khuyến nông, các kỹ thuật chuyên ngành về thuỷ cầm như: nguy cơ và biện pháp chăn nuôi vịt ATSH; kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt, vịt đẻ ATSH, phòng và trị một số bệnh mới trong chăn nuôi vịt; những tiến bộ kỹ thuật mới và việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vịt ATSH (giống vịt biển chịu mặn, đệm lót sinh học, thức ăn ủ men…)
Ngoài ra các học viên thực hành làm đệm lót sinh học, thức ăn ủ men trong nuôi vịt và tham quan thực tế cơ sở ấp trứng vịt Tư Ía ở ấp Nhất, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Thực hành ủ thức ăn bằng men vi sinh NN1
Cuối khoá tập huấn 100% học viên đạt loại khá giỏi.
Qua lớp tập huấn lần này, cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở nâng cao kiến thức về chăn nuôi vịt ATSH và có khả năng chuyển giao cho người chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm, bảo vệ môi trường, đồng thời tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi an toàn dịch bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy - Hòa Bình) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.

Hiện nay, người chăn nuôi tuy sản xuất ra sản phẩm nhưng chưa có hợp đồng với các công ty, nhà cung cấp để tiêu thụ mà chủ yếu thông qua khâu trung gian nên thường bị ép giá. Để từng bước khắc phục tình trạng trên, Sở NN&PTNT Hà Nội đang xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống cửa hàng của các công ty...

Như tin đã đưa, ngày 30.1.2014, đàn vịt 2.000 con của anh Nguyễn Văn Long (48 tuổi, ngụ ấp Bố Lớn, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành - Tây Ninh) có dấu hiệu bệnh. Nghi chúng nhiễm cúm A/H5N1, anh Long đã tự đập đầu vịt và tiêu hủy hết 250 con.

Được biết, trước đó vào giữa tháng 1/2014 ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.

Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) dự báo, trong năm 2014, ngành cá tra Việt Nam còn quá nhiều bất cập cần giải quyết với kịch bản kim ngạch xuất khẩu cá tra cao nhất chỉ đạt 1,75 tỷ USD.