Tập Huấn Quản Lý Đàn Cá Bố Mẹ Và Chọn Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 10/10, tại Trường Đại học Nha Trang khai mạc lớp tập huấn quốc tế về “Quản lý đàn cá bố mẹ và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản”. Tham gia lớp Tập huấn có 32 học viên là các chuyên gia và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong thời gian 7 ngày, các học viên sẽ được tiếp thu kiến thức về di truyền và chọn giống; kích thích sinh sản đàn cá bố mẹ; ấp nở trứng; phương pháp nuôi ấu trùng; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống…trên cơ sở đó, học viên cùng tham gia thảo luận chuyên sâu về đối tượng nuôi phù hợp với khu vực.
Theo ý kiến của các chuyên gia với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, những năm gần đây cho thấy nhu cầu con giống chất lượng cao và bền vững ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, các chủ trang trại giống cá hầu hết còn thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả đàn cá bố mẹ hoặc khâu chọn giống.
Khóa tập huấn là cơ hội cho cán bộ ngành thủy sản có thêm kỹ năng quản lý đàn cá bố mẹ, nâng cao chất lượng con giống góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi đang cung cấp hơn 90% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả thế giới. Khóa tập huấn sẽ kết thúc vào sáng 17/10.
Có thể bạn quan tâm

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.

Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.

Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.