Tập huấn nuôi lươn không bùn

Nhằm giúp cho bà con nông dân chuyển đổi mô hình phù hợp nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.
Sau buổi tập huấn, bà con nông dân được tham quan mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại hộ anh Trần Việt Sơn, Thôn 3, xã Phong Phú.
Với diện tích bể 6m2, nuôi được 900 con giống, trọng lượng bình quân 40 con/kg.
Được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật nuôi.
Quy trình nuôi: mỗi ngày cho lươn ăn 1 lần vào thời gian 5 giờ chiều, thức ăn chủ yếu các loại cá tươi xay nhuyễn cho lươn ăn, sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ thay nước, mật độ nuôi 400 con/m2, mức nước đảm bảo 40cm, nhiệt độ để lươn phát triển tốt từ 22 - 270C, phía trên được che mát và phải tránh được nước mưa, không làm ảnh hưởng đến lươn.
Anh Sơn cho biết: sau 20 ngày nuôi, lươn phát triển khá nhanh, trọng lượng bình quân từ 25 - 30 con/kg. Lươn thích nghi tốt với điều kiện môi trường, lớn nhanh ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức nuôi lươn bùn truyền thống.
Qua mô hình thí điểm cho thấy nuôi lươn không bùn trong bể xi măng phù hợp với bà con nông dân, tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, có thể tận dụng được diện tích đất nhỏ trong gia đình để nuôi, tỷ lệ sống cao, đầu ra sản phẩm dễ dàng.
Bà con nông dân tham quan mô hình nuôi lươn không bùn thí điểm của anh Sơn
Hồ nuôi lươn có diện tích 6m2, lót gạch men
Vĩ tre được đặt giữa hồ cho lươn ở
Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại thường xuyên để lươn không bị bệnh
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.