Tập huấn ngoài mô hình chăn nuôi gà thả vườn

Qua thời gian thực hiện thấy, chuyển đổi từ giống gà địa phương sang giống gà Ri lai nuôi thả vườn theo phương thức an toàn sinh học, gà sinh trưởng phát triển tốt, sau hơn 2 tháng nuôi, trọng lượng gà bình quân đạt 1,35 kg/con.
Để tuyên truyền nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ tổ chức tập huấn ngoài mô hình về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học cho 30 học viên là cán bộ khuyến nông cơ sở, cộng tác viên khuyến nông và hộ nông dân chủ chốt của một số xã, phường ở TP.Việt Trì.
Tại khóa tập huấn, học viên đã được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăm sóc và phòng trị bệnh cho gà; phương pháp xây dựng chuồng trại, khu vực chăn thả theo hướng an toàn sinh học.
Đi đôi với việc bồi dưỡng kiến thức lý thuyết trên lớp, học viên được đi tham quan thực tế mô hình tại xã Chu Hóa, được giảng viên hướng dẫn cách áp dụng phương pháp chăn nuôi an toàn vào thực tế, cách mổ khám xem bệnh tích, so sánh các biểu hiện bệnh tích điển hình để phân biệt được gà ốm với gà khỏe, xác định chính xác từng loại bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình tiêu thụ ngao thương phẩm của tỉnh Thái Bình hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với các địa phương ven biển khảo sát và nắm bắt tình hình nuôi thả, tiêu thụ ngao tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

Thông tin tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 4/6 ở Hà Nội cho biết, nước ta đã khống chế thành công dịch bệnh trên gia súc gia cầm.

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.