Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

Tại đây, cán bộ kỹ thuật đã triển khai về các nội dung: thiết kế bể nuôi, cách chọn lươn giống và mật độ thả cũng như cách chăm sóc và phòng trị bệnh. Cụ thể, với thiết kế bể nuôi, người nuôi chọn những nơi thông thoáng, yên tĩnh, gần nhà, tốt nhất là nơi có bóng râm nhưng đảm bảo đủ nguồn sáng;
Diện tích bể nuôi từ 6m2 là vừa, chiều cao bể nuôi 0,7 - 0,8m; bể tốt nhất nên được xây dựng kiên cố bằng xi măng. Ngoài ra, chọn lươn giống nên chọn những con lươn khỏe mạnh, đồng cỡ, không bị xây sát. Nếu chọn lươn có nguồn gốc tự nhiên, kích cỡ 40 - 50 con/kg; sinh sản bằng bán nhân tạo, kích cỡ 300 - 600 con/kg, mật độ thả nuôi công nghiệp 200 - 300 con/m2.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc và phòng trị bệnh, người dân nên sử dụng nguồn nước qua ao lắng có xử lý thuốc sát khuẩn, giữ nhiệt độ ổn định môi trường nuôi trong ngày khoảng 25 - 27 độ C, thay nước định kỳ 1 tuần/lần để kiểm tra môi trường nuôi như PH, oxy,… Đặc biệt, nguồn thức ăn phải luôn tươi sống như: ốc, cá tạp, trùn quế và thức ăn công nghiệp để đảm bảo tỷ lệ sống cho lươn.
Trong quá trình nuôi, người nuôi lươn cần quan tâm phòng trị bệnh, sát trùng ao nuôi định kỳ 15 ngày/lần; tuân thủ kỹ thuật nuôi, chọn con giống khỏe, mật độ thả hợp lý, giữ môi trường ao nuôi sạch; cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn theo từng đối tượng và từng giai đoạn tăng trưởng để tránh sốc nhiệt, bệnh thường gặp trên lươn như hội trứng lở loét, bệnh đường ruột.
Có thể bạn quan tâm

Từ lâu, thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội được biết đến là nơi có loại dưa chuột ngon có tiếng. Trên cánh đồng của xã Sơn Đà, bên những ruộng lúa là một vùng dưa chuột bạt ngàn đang vào vụ thu hoạch.

Theo chia sẻ của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, không ai nói xuất khẩu cho Trung Quốc bền vững, nhưng hiện người nông dân vẫn phải bán cho Trung Quốc. Trong khi đó, họ vẫn không biết thị trường Trung Quốc mua theo kiểu gì, bán như thế nào...

Chiều 15/5, tại Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức “Diễn đàn giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.” Đây là hoạt động trong chương trình thúc đẩy ngoại giao kinh tế của Việt Nam.

Tích cực nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn tôm hùm và ốc vú nàng của Trung tâm Bảo tồn biển Cù Lao Chàm bước đầu có chuyển biến tích cực.

Chính phủ vừa quyết định bổ sung gần 471 tỷ đồng cho 9 địa phương từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách Trung ương năm 2015 để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 trong đó có Quảng Ngãi.