Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Ba Ba Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.
Tham dự lớp tập huấn, các nông, ngư dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm hướng dẫn về cách xây dựng, cải tạo ao nuôi ba ba; cách chọn ba ba giống, cách phòng trị bệnh và đặc biệt là cách cho ba ba quen với thức ăn công nghiệp. Trong buổi tập huấn bà con nông, ngư dân còn được chia sẽ kinh nghiệm từ các hộ ngư dân đã nuôi ba ba mang lại hiệu quả cao đến từ các địa phương khác.
Bà Đào Thị Thanh, Phó phòng Kỹ thuật Thủy sản thuộc Trung Tâm KN-KN cho biết: Chúng tôi mở lớp tập huấn này với mục đích là hướng dẫn cho nông, ngư dân hình thức nuôi mới là dùng thức ăn công nghiệp vì hiện nay hầu hết nuôi ba ba là sử dụng thức ăn tươi. Nuôi ba ba bằng thức ăn tươi không chủ động, tốn nhiều công sức tìm kiếm, chế biến nguyên liệu và nhanh ô nhiễm môi trường ao nuôi. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ giúp người nuôi chủ động về thức ăn, môi trường cũng ít bị ô nhiễm hơn.
Khó khăn nhất của nuôi ba ba dùng thức ăn công nghiệp là giai đoạn đầu tập cho đối tượng làm quen với thức ăn. Hình thức nuôi này cũng cần phải làm tốt các khâu như: Thay nước ao kịp thời khi thấy bẩn, bảo đảm sự yên tĩnh cho ba ba, nuôi được một thời gian nên phân loại nuôi riêng để hạn chế ba ba sát hại lẫn nhau, giống chọn phải đồng đều, không bị xây xát, dị tật; Thả nuôi đúng mật độ, thực hiện tốt việc phòng bệnh, cho ăn đủ lượng và chất, định kỳ bổ sung thêm vitamin, chất khoáng để tăng sức đề kháng cho ba ba nuôi, đồng thời thường xuyên theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường, kịp thời xử lý khi ba ba xuất hiện triệu chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.