Tập huấn giám sát về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp
Cán bộ, hội viên nông dân được truyền đạt các kiến thức về hoạt động giám sát của Hội Nông dân Viêt Nam; kiến thức về phân bón vô cơ; một số biện pháp đơn giản để nhận biết phân bón giả, phân bón kém chất lượng; nhận biết hàng giả, kém chất lượng.
Thức ăn thủy sản và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; quản lý buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp giả, ngoài danh mục lưu hành, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Cán bộ, hội viên nông dân tham dự buổi tập huấn.
Hướng dẫn người dân tham gia giám sát, tuyên truyền, phổ biến những sản phẩm vật tư nông nghiệp đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng; biểu dương những tập thể, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.
Sau buổi tập huấn, Hội Nông dân các huyện, thành phố sẽ tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng cho hội viên nông dân ở các xã, phường, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện những quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp;
Năng lực giám sát của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước thực hiện quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

Theo nhiều người dân thôn Vinh Bình, ban đầu, nông dân chỉ nuôi cá rô đầu vuông với số lượng ít để khảo nghiệm. Do thấy cá thích nghi tốt, lớn nhanh nên một số hộ đã mạnh dạn mua thêm con giống về nuôi. Ông Hồ Nhâm Bảo - hộ nuôi cá trong thôn chia sẻ: “Trước đây, tôi đã có thời gian nuôi cá trê lai, nhưng lợi nhuận rất ít do địa hình thấp, có năm bị mất trắng do lũ lụt. Cuối năm 2013, thấy cá rô đầu vuông của một số hộ trong thôn thả nuôi lớn rất nhanh nên tôi gửi mua một ít giống về thả thử.

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.