Tập Đoàn Nhật Khảo Sát Xây Nhà Máy Sản Xuất Rau Sạch Ở Hà Nam

Ngày 19/1, Tập đoàn Showa Denko của Nhật Bản do ông Daiken Murakami - Tổng giám đốc - dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với UBND tỉnh Hà Nam để nghiên cứu khảo sát đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất rau sạch tại đây.
Tại buổi làm việc, ông Daiken Murakami đã giới thiệu công nghệ trồng trọt mới trong ngành nông nghiệp. Theo đó, Tập đoàn Showa Denko đã nghiên cứu thành công kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà sử dụng ánh sáng đèn Led. Bóng đèn Led có thể tạo ra bước sóng ánh sáng tối ưu, đáp ứng nhu cầu phát triển của thực vật và thúc đẩy tăng trưởng khoảng 2,5 lần so với ánh sáng thông thường.
Bên cạnh đó, lượng chất thải có thể giảm từ 50% xuống còn 10% trong một vụ thu hoạch, lượng nước sử dụng trong quá trình chăm sóc cây cũng giảm và giúp tiết kiệm chi phí. Công nghệ này rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay khi mà biến đổi khí hậu đang bắt đầu có tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến các phương pháp trồng trọt ngoài trời.
Ông Daiken Murakami cho biết thêm, đến nay, Tập đoàn Showa Denko đã xây dựng 21 nhà máy sản xuất rau sạch bằng công nghệ đèn Led tại Nhật Bản và đang mở rộng quy mô hoạt động ra thế giới. Tập đoàn mong muốn được liên kết với một số doanh nghiệp sản xuất rau sạch để sản xuất, chuyển giao công nghệ trồng rau sạch trong nhà.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Mai Tiến Dũng đã giới thiệu với tập đoàn một số mô hình trồng rau sạch chất lượng cao của tỉnh. Đáng chú ý, từ tháng 7/2014, Công ty An Phú Hưng (Hà Nam) đã hợp tác với Công ty H.B.C International (Nhật Bản) triển khai thành công mô hình trồng rau, củ hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Showa Denko tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hà Nam.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.

Vụ xuân hè năm nay, xã Đức Chính (Cẩm Giàng - Hải Dương) gieo trồng 70 ha cây dưa hấu. Đến thời điểm này, xã đã thu hoạch được khoảng 15 ha.

Thời gian tới, người dân muốn được nuôi tôm phải có diện tích nuôi tối thiểu từ 2.000 mét vuông trở lên và bên cạnh đó phải có từ 15 - 20% diện tích ao lắng.

Hiện nay, nông dân đang tập trung thả giống nuôi vụ tôm mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Bình, Đông Hải, Giá Rai và TP. Bạc Liêu.

Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…