Tập đoàn Hùng Vương đầu tư 10 triệu USD phát triển trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa tiếp và làm việc với Tập đoàn Hùng Vương về dự án phát triển 2 trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao tại huyện Tri Tôn.
Sau thời gian làm việc với UBND tỉnh và huyện Tri Tôn, Tập đoàn Hùng Vương đã quyết định đầu tư 10 triệu USD (tương đương 200 tỷ đồng) từ năm 2015 - 2017 để phát triển 2 trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao tại xã Lương An Trà và Vĩnh Phước, với giống heo nhập ngoại từ Đan Mạch.
Riêng trong năm 2015, sẽ nhập 300 con giống heo bố mẹ và 6.000 heo giống cho các trang trại. An Giang sẽ là tỉnh đầu tiên và là trung tâm phân phối giống nuôi cho 5 tỉnh ĐBSCL, là nơi phát triển đàn heo bố mẹ cho các địa phương (quy mô 40 - 50.000 con/năm).
Đây là mô hình chăn nuôi khép kín, cung cấp con giống và thức ăn, bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, mô hình chăn nuôi trang trại hiện đại này được chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia Đan Mạch, góp phần quan trọng cải tạo chất lượng con giống và heo thịt cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.