Táo Vào Vụ

Giá hiện nay bán cho thương lái đến tận vườn mua là 8.000 đ/kg, không phải cao song vẫn có lãi.
Hiện nay nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang bước vào mùa thu hoạch táo. Toàn xã có diện tích 33,2 ha táo với 35 hộ trồng, tập trung nhiều nhất là ở ấp Sa Bâu và Trà Canh B.
Khoảng 3 năm trở lại đây, cây táo được xem là cây xóa nghèo do lợi nhuận cao. Hộ chị Thạch Thị Ánh trồng táo khoảng 5 năm nay, trên diện tích 4 công chị trồng 350 gốc.
Với giá hiện nay bán cho thương lái đến tận vườn mua là 8.000 đ/kg, không phải cao song vẫn có lãi. Chị Ánh cho biết, trồng táo năm nay do thời tiết thuận lợi, năng suất cao từ 1,4-1,8 tấn/vụ, mỗi vụ thu hoạch chị lời gần 50 triệu đồng.
Còn hộ anh Lâm Văn Thi, ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa chia sẻ: "Mấy năm trước tôi trồng bắp cải, sau này thấy nhiều hộ gần nhà trồng táo có lãi nên tôi chuyển sang trồng táo. Cây táo hiệu quả hơn mấy cây khác, nếu thời tiết thuận lợi lời nhiều lắm. Năm nay từ đầu mùa đến giờ ít sâu bệnh, đầu vụ tôi cân xô khoảng 8.000 đ/kg, còn khoảng nửa tháng nay do vào vụ rộ nên giá giảm còn 7.000 đ/kg, nhưng trồng vẫn có lời hơn vụ trước".
Theo anh Lý Đông, Trưởng ban nhân dân ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, trồng táo gần đây rất có hiệu quả, lợi nhuận hơn so với cây lúa, từ đó bà con phát triển thêm diện tích. Ngoài ra, trồng táo còn giúp nhiều lao động có việc làm, bởi tới mùa thu hoạch rộ nhiều người dân đi hái táo thuê, công 100.000 đ/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Người chăn nuôi heo lại lâm vào tình trạng “điêu đứng” do giá heo thịt giảm mạnh. Liên tục trong gần 2 tháng qua, giá heo thịt giảm từ 4,7 triệu đồng/tạ xuống còn 3,4 - 4 triệu đồng/tạ. Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo “tiến thoái lưỡng nan”, bởi heo đến thời kỳ xuất chuồng gặp phải lúc giá quá thấp, bán thì lỗ mà giữ lại chờ giá lên thì tốn thêm nhiều chi phí.

Trước đây, các hộ gia đình nông dân ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) chăn nuôi bò theo quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ thường nuôi từ 1 đến 2 con. Những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nên được các hộ gia đình đầu tư để phát triển đàn bò trên quy mô lớn, mỗi hộ nuôi từ 5 đến 10 con, nhiều hộ có đàn bò lên đến trên 20 con.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có tổng diện tích 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp và 94 ha vùng ngoại đê. Đối với diện tích vùng ngoại đê, UBND xã Hoằng Phụ chỉ đạo chủ ao đầm nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm he chân trắng, vẹm, ngao...

Theo tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đợt mưa lớn kéo dài trong các ngày từ 26 đến 28/7 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.