Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Thuận Lợi Nhất Cho Vải Thiều Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai

Tạo Thuận Lợi Nhất Cho Vải Thiều Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai
Ngày đăng: 06/06/2012

Theo Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, gần một tuần nay, trung bình mỗi ngày có từ 200 đến 250 tấn quả vải tươi xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sang thị trấn Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam – Trung Quốc) và đi sâu vào thị trường nội địa của Trung Quốc.

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp xuất khẩu, do mặt hàng quả vải thiều tỉnh Bắc Giang chưa vào chính vụ, nên thời điểm hiện nay, chủ yếu chỉ xuất khẩu quả vải tươi ở các vùng khác, chất lượng không được như quả vải thiều. Do đó, mức giá bán bình quân tại Hà Khẩu chỉ đạt từ 2,5 đến 3,5 NDT/kg (tương đương 10.000 – 13.000 đồng/kg) đối với vải quả tươi đóng hộp theo quy chuẩn. Tuy nhiên, giá bán này chỉ ổn định khi tư thương hai bên có hợp đồng kinh tế ký kết từ trước, còn nếu đưa quả vải tươi sang thị trường Hà Khẩu bán theo kiểu đi chợ phiên hàng ngày sẽ bị ép giá.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, do yêu cầu chặt chẽ trong khâu kiểm dịch thực vật của nước bạn nên hầu hết quả vải tươi thương phẩm vận chuyển từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu đã được đóng hộp quy chuẩn, nên dễ vận chuyển xa, bảo quản được tốt hơn và thuận lợi hơn trong khâu kiểm dịch khi nhập khẩu vào nước bạn.

Theo ông Võ Thanh Sang, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều tươi thương phẩm của tỉnh Bắc Giang năm 2012 ước đạt 200 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 30%, chủ yếu là xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu quả vải tươi khi vào chính vụ, qua đó phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người trồng vải thiều.

Trong vài năm trở lại đây, một số thương nhân Trung Quốc đã đến trực tiếp vùng vải thiều ở Bắc Giang và ký kết hợp đồng với các thương nhân Việt Nam đứng ra thu mua vải thiều. Thương nhân Trung Quốc tổ chức giám sát chất lượng theo từng lô hàng trước khi đóng thùng, sau đó các thương nhân Việt Nam đóng gói, thuê phương tiện vận chuyển đến biên giới và làm thủ tục xuất khẩu chính ngạch. Hình thức mua bán này sẽ rất thuận tiện, hạn chế những rủi ro về giá cả, thanh toán cho thương nhân Việt Nam. Mùa vải thiều năm 2011, đã có hơn 100 thương nhân Trung Quốc sang vùng vải thiều Lục Ngạn thu mua quả vải tươi (chủ yếu là vải thiều loại I) được sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP với giá tương đối cao. Theo thống kê, số lượng vải thiều tươi xuất khẩu năm 2011 qua đường chính ngạch tại Lào Cai đạt gần 31 nghìn tấn.

Ông Nguyễn Bá Trụ, Phó trưởng Ban Quản lý Các cửa khẩu Lào Cai cho biết: Vụ mùa xuất khẩu quả vải tươi năm nay, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai làm nhiệm vụ ở khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cam kết luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Theo đó, tất cả xe chở vải thiều do các doanh nghiệp tham gia có ký kết hợp đồng (xuất khẩu chính ngạch) đi bằng phương tiện vận tải lớn sẽ xuất qua điểm thông quan số II (Khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành) sang Trung Quốc. Như vậy, ở lối cầu đường bộ Hồ Kiều có xe biên mậu, xe thô sơ phục vụ xuất khẩu; phía cầu Kim Thành là xe trọng tải lớn.

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó trưởng phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Lào Cai cho biết: Để tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu quả vải tươi, Phòng Quản lý Xuất – Nhập khẩu khu vực Lào Cai đã bố trí một bộ phận thường trực tại Trung tâm Quản lý Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai để cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) cho mặt hàng này.

Theo ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lào Cai, riêng đối với mùa vụ xuất khẩu quả vải tươi năm nay, ngành hải quan Lào Cai đã bố trí đủ lực lượng, phương tiện làm thủ tục cho mặt hàng quả vải tươi xuất khẩu qua cầu đường bộ Hồ Kiều và Kim Thành. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền để các doanh nghiệp xuất khẩu vải quả tươi thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và để quả vải tươi xuất khẩu được nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tự tin về đích đúng lộ trình Tự tin về đích đúng lộ trình

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.

03/09/2015
Tạm Ngưng Cung Cấp Cá Tra Bố Mẹ Ra Thị Trường Tạm Ngưng Cung Cấp Cá Tra Bố Mẹ Ra Thị Trường

Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.

21/02/2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang

Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.

22/02/2013
Giá Cá Nước Ngọt Bán Tại Ao, Hồ Cao Ở Đồng Nai Giá Cá Nước Ngọt Bán Tại Ao, Hồ Cao Ở Đồng Nai

Một số nông dân tại các vùng nuôi cá nước ngọt lớn thuộc TP. Biên Hòa, các huyện Định Quán và Trảng Bom cho hay, giá cá nước ngọt, như: chép, điêu hồng, lóc, rô đồng bán tại bè, ao, hồ đang giữ khá cao. Cụ thể, cá chép khoảng 45 - 46 ngàn đồng/kg, điêu hồng 40 - 42 ngàn đồng/kg, rô đồng từ 35 - 36 ngàn đồng/kg…

23/02/2013
Chăn Nuôi Bò Sữa Làm Giàu Cho Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Làm Giàu Cho Nông Dân

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở một số huyện và trở thành nghề làm giàu cho một bộ phận người dân ngoại thành Hà Nội. Tổng đàn bò sữa của toàn thành phố hiện có 10.868 con với sản lượng sữa đạt 92,6 tấn/ngày.

24/02/2013