Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo nên Thương hiệu chè Mộc Châu

Tạo nên Thương hiệu chè Mộc Châu
Ngày đăng: 18/08/2015

Thương hiệu chè Mộc Châu đã khẳng định đẳng cấp của mình nhiều năm nay…

Nói đến các đặc sản nông nghiệp ở cao nguyên Mộc Châu, người ta thường nhắc tới sữa và chè Mộc Châu. Con bò sữa và cây chè đã nổi tiếng khắp nơi trong và ngoài nước.

Chính hai sản phẩm này đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho đồng bào khu vực cao nguyên Mộc Châu, là điểm sáng của Sơn La nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung.

Có trong tay trên 1.000 ha chè chuyên canh (gồm cả diện tích chè của Cty quản lý và chè của dân trồng), tập trung với những giống chè chất lượng cao, với 3 nhà máy chế biến, mỗi năm SX ra trên 2.500 tấn chè các loại như chè xanh, Ô long, Pouchung, Shan Tuyết, Vân Sơn…, nhưng sản phẩm của Cty Chè Mộc Châu vẫn không đủ cung cấp cho các thị trường các nước châu Âu, Đài Loan, Trung Đông, Pakistan… Năm 2014 sản lượng chè XK sang các thị trường trên tăng khoảng 500 tấn so với năm 2013.

“Thị trường rất rộng lớn. Giá rất tốt. Nhưng chúng tôi vẫn không đủ chè để XK. Sở dĩ nhiều người tiêu dùng ở các nước ưa chuộng chè Mộc Châu là vì sản phẩm luôn an toàn, không có dư lượng thuốc BVTV, không thuốc diệt cỏ, không có chất cấm.

Những năm gần đây, các nước NK kiểm soát dư lượng thuốc BVTV trong chè rất gắt gao. Vì thế, hàng chục Cty chè lâm cảnh lao đao vì sản phẩm XK bị trả lại. Nhưng chè Mộc Châu thì không. Chưa phát hiện và chưa bị trả lại một lô hàng nào.

 Có được điều này là do chúng tôi đã có chiến lược tổ chức SX, chế biến theo một quy trình khép kín. Chủ động và kiểm soát được việc sử dụng thuốc BVTV... Đó là chìa khóa để sản phẩm XK được nhiều và đạt được giá trị cao”- Ông Nguyễn Duy Chánh khẳng định.

Thời gian qua, Cty đã nỗ lực mở rộng đầu tư cho vùng SX chè sạch, an toàn. Tuy có tốn kém hơn SX chè thường, nhưng cái được mang lại gấp bội phần.

Ngoài việc sản phẩm chè Mộc Châu làm ra an toàn với người tiêu dùng, được ưa chuộng, dễ bán, không bị động trong tiêu thụ, thì thường có giá bán cao hơn các sản phẩm ở vùng chè khác. Định hướng phát triển của Cty trong những năm tới sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng vùng SX chè sạch, an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP để mang lại giá trị cao hơn nữa.

Ông Chánh cho rằng: Ở một thị trường rộng lớn và hội nhập sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, con duy nhất là phải làm ra sản phẩm sạch, an toàn. Đây là bí quyết tạo nên thương hiệu  đẳng cấp của chè Mộc Châu.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Sơn La, khi thăm đồi chè của Cty, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đánh giá cao hướng đi của Cty là SX chè sạch, an toàn để nâng cao sức cạnh tranh của chè Mộc Châu.

Tuy nhiên, tại vùng chè Mộc Châu rộng lớn gồm cả chè của dân và Cty quản lý,  chưa hẳn đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng nguyên liệu. Bởi tình trạng sử dụng thuôc BVTV bừa bãi vẫn xảy ra ở đâu đó. Chính vì điều này đã làm cho nguyên liệu chè ở Mộc Châu khi vào vụ thu hái thật – giả, an toàn – không an toàn lẫn lộn. Trong khi đó tại vùng này, ngoài Cty Chè Mộc Châu còn có đến 4 DN thu mua, chế biến.

Vì thế, cứ đến vụ thu hái việc tranh mua tranh bán lại diễn ra quyết liệt. DN làm thật thì thiệt thòi, DN không đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu một cách bài bản thì hưởng lợi thông qua việc đẩy giá mua lên cao nhất thời khi nguyên liệu khán hiếm, lúc nhiều lại không mua (ngừng sản xuất, đóng cửa nhà máy)...

“Đây là một vấn đề đau đầu mà nhiều năm nay chúng tôi không đủ thẩm quyền để giải quyết. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị, nhưng đến nay vẫn chưa thay đổi được nhiều. Nếu chúng ta vẫn buông lỏng quản lý thị trường thuốc BVTV trên chè thì nguy cơ chè bẩn, chè bị nước NK trả lại vẫn xảy ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín chè Mộc Châu nói riêng mà ngành chè Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. 

Theo tôi, cùng với sự cố gắng của các DN chế biến, địa phương có vùng nguyên liệu cũng phải chung tay kiểm soát, xây dựng vườn chè an toàn..., thì mới nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm”, ông Chánh kiến nghị.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Sài Thành Nuôi Lươn “Độc Chiêu”, Đút Túi Hàng Trăm Triệu Đồng Nông Dân Sài Thành Nuôi Lươn “Độc Chiêu”, Đút Túi Hàng Trăm Triệu Đồng

Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

09/09/2014
Cá Ngừ Tăng Giá Ngư Dân Vẫn Lỗ Nặng Cá Ngừ Tăng Giá Ngư Dân Vẫn Lỗ Nặng

Lần đầu tiên trong năm nay, cá ngừ đại dương do ngư dân khai thác, đưa về cảng được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với các tháng trước. Giá tăng – bà con ngư dân rất đỗi vui mừng. Tuy nhiên, nỗi lo bám biển của người ngư dân thì vẫn còn đó; bởi lẽ sản lượng cá ngừ đánh bắt ở thời điểm này được nhận định là thấp nhất từ trước đến nay.

10/09/2014
Giới Thiệu Tàu Cá Vỏ Composite Cho Ngư Dân Giới Thiệu Tàu Cá Vỏ Composite Cho Ngư Dân

Ngày 8/9, tại TP Tuy Hòa, Công ty TNHH Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật (Công ty Yanmar) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức giới thiệu tàu câu cá ngừ đại dương kiêm chụp mực, vây, rê có vỏ bằng vật liệu FRP (composite) cho hơn 50 ngư dân trong tỉnh.

10/09/2014
Nuôi Ba Ba Gai Thu Lãi Tiền Tỷ Mỗi Năm Nuôi Ba Ba Gai Thu Lãi Tiền Tỷ Mỗi Năm

Huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đang được biết đến là vùng nuôi ba ba gai với khoảng 400 hộ gia đình hiện đang nuôi trồng trên tổng diện tích 11 ha. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 5.000 m2. Hằng năm cung ứng ra thị trường chủ yếu là các tỉnh, thành miền xuôi khoảng 40.000 con giống, trên 2,5 tấn ba ba thương phẩm.

10/09/2014
Ăn Chắc, Mặc Bền Ăn Chắc, Mặc Bền

Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.

10/09/2014