Táo Hồng Được Giá

Giá táo hồng năm nay sụt giảm nhẹ (khoảng 2.000 đ/kg) nhưng người trồng vẫn có lãi, khoảng 20 triệu đ/công.
Tháng 5 – 6 là mùa trái cây chín rộ ở miền Nam. Dạo quanh các chợ hay các lề đường ở TP.Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy các loại trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt, dâu xanh, dâu Hạ Châu..., bày bán với giá rẻ bất ngờ.
Gặp nông dân Lê Văn Thu, ngụ tại ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa, quận Phong Điền (TP. Cần Thơ) tại vườn táo hồng, anh vui vẻ cho biết: Táo hồng là loại trái tròn, to cỡ đầu ngón tay cái, vỏ mỏng, màu xanh nhạt, già có màu vàng, khi chín vỏ màu hồng. Thịt táo hồng giòn ngọt, có mùi thơm đặc trưng.
Năm nay, trái cây các loại đều sụt giá vì trúng mùa, nhưng 5 công táo hồng của anh, trái không đủ cung cho thương lái, và giá cả không bị sụt giảm là bao so với năm ngoái (giá năm 2013 là 12.000đ/kg). Năm nay, thương lái mua tại vườn anh giá 10.000đ/kg.
Trung bình, mỗi công táo hồng, anh thu hoạch được khoảng 2,5 – 3 tấn trái. Trừ các chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu), anh còn lãi được khoảng 20 triệu đ/công.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, anh Nguyễn Đức Chí luôn kiếm tìm những giống cá mới có chất lượng để cung cấp cho thị trường. Vì vậy mà các chủ đầm, chủ trang trại nuôi thuỷ sản nước ngọt thường gọi anh là “hoa tiêu” cá giống.

Vụ Đông xuân 2011 - 2012, nông dân xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang ký kết hợp đồng nhân giống lúa thơm Jasmine 85 với Công ty Cổ phần Mêkông khoảng 7 ha.

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.