Tạo Giống Bưởi Đường Lá Cam Ít Hạt Bằng Biện Pháp Đột Biến

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.
Sau 7 năm triển khai, đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra như: tạo thể đột biến theo hướng triệt tiêu số hạt/trái ở cây bưởi Đường lá cam Đồng Nai; nghiên cứu được quy trình kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho cây bưởi Đường lá cam và tuyển chọn được dòng bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu số hạt/trái; trái có hạt ít, chất lượng ngon, năng suất cao, đáp ứng được mức độ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Hội đồng khoa học đánh giá cao kết quả đề tài và đề nghị nhóm nghiên cứu nhanh chóng nhân giống bưởi trên để cung cấp cho người dân trồng thử nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.

Nông dân bao năm cứ mải lo cho sản xuất. Doanh nghiệp muốn thu gom hàng nhưng không mua được trực tiếp của nông dân. Việc tiêu thụ nông sản vẫn lệ thuộc vào thương lái.

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nhiên hiện nay, giá cá đang giảm khiến người nuôi lo lắng.

Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong 24.547ha lúa hè thu, năng suất bình quân ước đạt 65 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước. Một số địa phương có năng suất đạt cao như TP Tuy Hòa 71 tạ/ha, huyện Phú Hòa 70 tạ/ha, Tây Hòa 68 tạ/ha

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có gần 151.000 ha sắn, với sản lượng trên 2,6 triệu tấn củ, chiếm khoảng 26,2% sản lượng sắn cả nước.