Tạo cơ chế cho nhà nông cất cánh

Ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội (phải) và ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch T.ƯHội Nông dân Việt Nam (trái) trao tặng danh hiệu cho các nông dân xuất sắc tối 14.10.
Ông Phan Kiếm Hiệp (xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định): “Đau” khi nhà nông được mùa mất giá
Bác Hồ từng nói “Dân có giàu thì nước mới mạnh”, “Người nông dân làm ra tất cả”… Bây giờ, chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, được Đảng và Nhà nước ủng hộ, đã đem lại niềm khích lệ lớn với người nông dân, giúp chúng tôi có thêm niềm tin, động lực để phát triển kinh tế cho gia đình, cho quê hương, đất nước.
Là một người lính của thời chiến, đến thời bình tôi vẫn muốn được chiến đấu trên mặt trận kinh tế, được làm một “người lính nông dân”.
Tuy nhiên, trong quá trình làm “người lính nông dân” của mình, tôi cũng mong muốn Nhà nước ủng hộ hơn nữa cho người nông dân.
Bất kỳ nông dân nào trên khắp đất nước, dù trồng trọt hay chăn nuôi...
đều cần có những chính sách ủng hộ từ phía Đảng và Nhà nước trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
Tôi thấy đau lắm khi nhìn cảnh người nông dân rơi vào tình trạng “mất mùa được giá”, “được mùa mất giá”, hoặc sáng chế ra sản phẩm kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp nhưng không được bảo hộ tác quyền…
Ông Nguyễn Trí Nghiệp (xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long): Muốn có những liên kết “thật sự mạnh mẽ”
Đối với chúng tôi, được bình chọn và tuyên dương tại Lễ tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” là một hạnh phúc to lớn không gì sánh được.
Trước đây, chúng tôi không biết về chương trình; mục tiêu của chúng tôi trong cuộc sống thường nhật là cố gắng sản xuất, kinh doanh để vừa mang lại kinh tế cho gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Được Nhà nước tôn vinh là động lực kích thích chúng tôi hơn nữa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những năm tới.
Nhân đây, tôi cũng muốn gửi đến các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước những vấn đề còn trăn trở như sau: Trước hết về kinh tế nông nghiệp, hiện nay người nông dân chúng tôi hướng tới không còn là nông nghiệp tự cung tự cấp nữa mà chúng tôi đã nhắm vào những thị trường nhất định.
Vì vậy, chúng tôi đang rất cần thông tin về khoa học, kỹ thuật, thị trường… Hiện chúng tôi đang tiếp cận những thông tin này hết sức khó khăn.
Vấn đề tiếp theo, bà con nông dân chúng tôi hiện nay còn vất vả lắm.
Chúng tôi đổ mồ hôi, nước mắt để kiếm cái ăn nhưng so về hiệu quả thì thua kém nông dân nước ngoài rất nhiều.
Vì vậy, chúng tôi chỉ muốn nhà nước tạo điều kiện, đầu tư phát triển địa phương thêm về chiều sâu như: Đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng cầu đường, chính sách thu hút nguồn nhân lực cho địa phương… Cơ sở hạ tầng được cải thiện, chính là cơ hội để nông dân giảm nghèo và làm ăn khá giàu hơn.
Đây được ví như đường băng mới cho nhà nông Việt Nam cất cánh vào bầu trời hội nhập quốc tế.
Cuối cùng, người nông dân chúng tôi mong muốn có sự liên kết với doanh nghiệp, Nhà nước… Mong muốn của chúng tôi là liên kết thật sự.
Hiện nay liên kết này khá lỏng lẻo.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách phân công lao động hợp lý theo từng địa phương, vùng miền để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân phát triển hơn nữa.
Ông Đinh Văn Thiểm (xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định): Mong được gỡ khó “đầu tiên - tiền đâu”
Lễ tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với người nông dân.
Tuy nhiên, người nông dân chúng tôi hiện nay vẫn là “lấy ngắn nuôi dài” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Chúng tôi khao khát được hội nhập, mong muốn người nông dân Việt Nam bắt kịp xu thế của thế giới, thế nhưng vẫn còn vướng rào cản vay vốn.
Hy vọng thời gian tới chúng tôi sẽ được tạo điều kiện gỡ được rào cản “đầu tiên – tiền đâu” này.
Ông Y Wit Nie (Buôn Hô, xã Ea Dương, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk): Chúng tôi lãi nhiều từ chuyến đi này
Là một trong số ít bà con nông dân người dân tộc thiểu được vinh danh tại lễ tôn vinh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015”, tôi thấy rất tự hào.
Đây cũng là động viên to lớn để tôi và bà con dân tộc khắp cả nước thêm quyết tâm làm giàu cho quê hương, đất nước.
Chuyến đi này, tôi lãi rất nhiều, tôi khám phá được khá nhiều mô hình của nông dân các tỉnh.
Sắp tới tôi sẽ áp dụng một số kinh nghiệm hay từ những mô hình này vào sản xuất, đồng thời cũng hướng dẫn cho bà con bản làng để phát triển kinh tế gia đình, quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.

Mặt dù giá tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330 ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường sắp tới đây vẫn không được nhiều.

Ngày 12/3/2014, ông Hồ Ngọc Dinh- Hội trưởng Hội Nông dân phường 12 cho biết: Thời điểm này giá bông atiso và các dược liệu khác từ atiso đã trở về mức ổn định, bông Atiso khô trở về giá 210.000 đồng/1kg. Tuy giảm so với những tháng cuối năm 2013 nhưng mức giá này vẫn cao so với nhiều năm trước.