Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Bước Đột Phá Cho Đặc Sản Quýt Hồng

Tạo Bước Đột Phá Cho Đặc Sản Quýt Hồng
Ngày đăng: 03/02/2015

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội thảo về biện pháp cải thiện giống quýt hồng Lai Vung. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và UBND huyện Lai Vung.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu nghe Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp trình bày tổng quan về tình hình phát triển của cây quýt hồng Lai Vung. Theo Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên, hiện nay toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.100ha trồng quýt hồng.

Đặc sản quýt hồng Lai Vung những năm gần đây có nhiều bước cải thiện rõ nét về hương vị, độ ngọt, tăng thời gian bảo quản so với trước kia... Tuy nhiên, về đánh giá khách quan, sản phẩm quýt hồng vẫn còn khá nhiều hạt. Do đó, việc cải thiện giống quýt hồng không hạt để nâng giá trị sản phẩm, nâng cao thương hiệu là vấn đề quan trọng cần được đầu tư thực hiện, nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Dịp này, nhiều giải pháp được Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Cây ăn quả Miền Nam đề xuất. Trong đó, giải pháp “Dùng công nghệ chiếu xạ tia gamma giúp cải thiện giống quýt hồng” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh Yến và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa đến từ Viện Cây ăn quả miền Nam được các nhà khoa học và ngành chuyên môn của tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.

Theo đó, nếu dự án trên sớm được triển khai, Viện Cây ăn quả Miền Nam dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian trên 10 năm, bắt đầu từ năm 2015 – 2025. Trong đó, các giải pháp chính được Viện Cây ăn quả Miền Nam đề xuất là: điều tra, tuyển chọn dòng quýt hồng không hạt từ vườn quýt hồng Lai Vung; xử lý chiếu xạ gamma trên mầm ngủ; nuôi cấy hạt lép, hạt nhỏ từ cây tam bội; tạo cây tứ bội bằng olchicine và lai với cây nhị bội; xử lý đột biến bằng EMS; nguyên cứu ứng dụng biện pháp canh tác nhằm gia tăng độ Brix và giảm số hạt.

Theo dự kiến của Viện Cây ăn quả Miền Nam, sau khi dự án hoàn tất, sản phẩm quýt hồng sẽ dạt những ưu điểm như: ít hoặc không hạt, độ Brix cao từ 10 - 11%, vỏ hồng đỏ, dễ tróc, thịt có màu cam đỏ. Dự kiến, dự án sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn với tổng mức kinh phí 8 tỷ đồng.

Với những đề xuất mang tính khả thi cao của Viện Cây ăn quả Miền Nam, phần lớn các đại biểu nhất trí đồng tình. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý, cần thực hiện nhiều giải pháp song song để có nhiều cơ hội thành công cũng như rút ngắn được lộ trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, nghiên cứu thành công giống quýt hồng mới, cần nghiên cứu và đưa ra quy trình canh tác đặc thù cho loại cây này để triển khai rộng rãi cho người dân, có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án.


Có thể bạn quan tâm

Điểm tựa cho ngư dân Điểm tựa cho ngư dân

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

23/06/2015
Liên kết sản xuất lúa giống vừa mừng vừa lo Liên kết sản xuất lúa giống vừa mừng vừa lo

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

23/06/2015
Nông dân Vĩnh Linh khó tìm đầu ra ổn định cho nông sản Nông dân Vĩnh Linh khó tìm đầu ra ổn định cho nông sản

Mặc dù tình trạng nắng hạn đang diễn ra gay gắt những nhờ sự chủ động trong lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên nhiều loại cây trồng lấy củ, nông sản trên địa bàn huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đều được mùa. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi phải đối mặt với tình trạng được mùa- mất giá.

23/06/2015
Giới thiệu công nghệ ương giống cá chình bông Giới thiệu công nghệ ương giống cá chình bông

Ngày 20/6, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình bông theo hình thức công nghiệp. Đến dự hội nghị có đại diện các cơ quan chuyên môn, phòng nông nghiệp các huyện và hơn 100 nông dân nuôi cá chình trong tỉnh.

23/06/2015
Cấm nghề giã cào Banh Lông hoạt động trên vùng biển Bình Thuận Cấm nghề giã cào Banh Lông hoạt động trên vùng biển Bình Thuận

Sở Nông nghiệp và PTNT đã có thông báo về việc cấm nghề giã cào Banh Lông hoạt động khai thác hải sản trên toàn vùng biển Bình Thuận.

23/06/2015