Tạo Bước Đột Phá Cho Đặc Sản Quýt Hồng

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội thảo về biện pháp cải thiện giống quýt hồng Lai Vung. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và UBND huyện Lai Vung.
Tại buổi hội thảo, các đại biểu nghe Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp trình bày tổng quan về tình hình phát triển của cây quýt hồng Lai Vung. Theo Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên, hiện nay toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.100ha trồng quýt hồng.
Đặc sản quýt hồng Lai Vung những năm gần đây có nhiều bước cải thiện rõ nét về hương vị, độ ngọt, tăng thời gian bảo quản so với trước kia... Tuy nhiên, về đánh giá khách quan, sản phẩm quýt hồng vẫn còn khá nhiều hạt. Do đó, việc cải thiện giống quýt hồng không hạt để nâng giá trị sản phẩm, nâng cao thương hiệu là vấn đề quan trọng cần được đầu tư thực hiện, nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Dịp này, nhiều giải pháp được Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Cây ăn quả Miền Nam đề xuất. Trong đó, giải pháp “Dùng công nghệ chiếu xạ tia gamma giúp cải thiện giống quýt hồng” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh Yến và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa đến từ Viện Cây ăn quả miền Nam được các nhà khoa học và ngành chuyên môn của tỉnh Đồng Tháp đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.
Theo đó, nếu dự án trên sớm được triển khai, Viện Cây ăn quả Miền Nam dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian trên 10 năm, bắt đầu từ năm 2015 – 2025. Trong đó, các giải pháp chính được Viện Cây ăn quả Miền Nam đề xuất là: điều tra, tuyển chọn dòng quýt hồng không hạt từ vườn quýt hồng Lai Vung; xử lý chiếu xạ gamma trên mầm ngủ; nuôi cấy hạt lép, hạt nhỏ từ cây tam bội; tạo cây tứ bội bằng olchicine và lai với cây nhị bội; xử lý đột biến bằng EMS; nguyên cứu ứng dụng biện pháp canh tác nhằm gia tăng độ Brix và giảm số hạt.
Theo dự kiến của Viện Cây ăn quả Miền Nam, sau khi dự án hoàn tất, sản phẩm quýt hồng sẽ dạt những ưu điểm như: ít hoặc không hạt, độ Brix cao từ 10 - 11%, vỏ hồng đỏ, dễ tróc, thịt có màu cam đỏ. Dự kiến, dự án sẽ được thực hiện trong 2 giai đoạn với tổng mức kinh phí 8 tỷ đồng.
Với những đề xuất mang tính khả thi cao của Viện Cây ăn quả Miền Nam, phần lớn các đại biểu nhất trí đồng tình. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý, cần thực hiện nhiều giải pháp song song để có nhiều cơ hội thành công cũng như rút ngắn được lộ trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, nghiên cứu thành công giống quýt hồng mới, cần nghiên cứu và đưa ra quy trình canh tác đặc thù cho loại cây này để triển khai rộng rãi cho người dân, có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/10, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng ông Phạm S cho biết, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới.

Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia Bulog đã được phép nhập khẩu 250.000 - 300.000 tấn gạo từ Việt Nam trong tháng này, tờ Investor Daily dẫn lời Trưởng bộ phận thu mua Bulog cho biết.

Là người chuyên chăn nuôi gà công nghiệp từ năm 2003, nhưng khoảng 4 năm nay ông Lục Văn Tâm, ngụ tổ 52, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng (Lâm Đồng), chuyển sang nuôi gà trong trang trại lạnh công nghệ của Đức và Bỉ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều hộ trồng chè ô long ở Lâm Đồng phải phá bỏ vườn chè để thay thế bằng cây trồng khác, sau khi thị trường xuất khẩu sản phẩm này bế tắc nhiều tháng nay.

"Lúc đầu vì lỏng lẻo quá mà không kiểm soát được về sau lại hà khắc quá mà không xuất được hàng, đó chính là hai thái cực của chuyện xuất khẩu gạo Việt Nam" - ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt chia sẻ cùng NNVN.