Tảo Biển, Vị Thuốc Quý Của Đại Dương

Thường xuyên ăn tảo biển sẽ giúp làm sạch ruột, ngừa táo bón, giảm huyết áp, giảm cholesterol, diệt khuẩn, làm sạch máu…
Theo các nhà dinh dưỡng, tảo biển có khoảng 25 ngàn loài, nhưng chỉ có 12 nhóm tảo được dùng trong ẩm thực. Ngoài thành phần đạm rất cao, tảo biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt (yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Tảo biển có thể giúp ngừa bệnh ung thư, nhất là ung thư vú do có tác dụng làm giảm lượng estrogen - nguyên nhân gây ung thư. Phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nên bổ sung tảo biển trong chế độ ăn hàng ngày (khoảng 500mg) để cân bằng lại.
Tảo biển có nhiều sinh tố và vi lượng như bêta-carotene, là chất chống ôxy hóa, tiền sinh tố A nhưng thành phần lipid thấp nên thường được sử dụng dưới dạng bột để thay thế chất béo trong nhiều thực phẩm chế biến.
Theo các thầy thuốc, tảo rong nho có màu xanh lục, nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị những bệnh lý như huyết áp, đường ruột… Một số chất của tảo cũng có tác dụng giảm cholesterol trong máu, đồng thời cải thiện thể trạng của bệnh nhân bị tiểu đường. Ngoài ra, loại tảo này còn chứa hoạt chất giúp kích thích tiêu hóa. Gần đây, các nhà khoa học thuộc Cty MicroIslet Inc (Mỹ) cho biết: Alginate - một chất giống như thạch, chiết xuất từ tảo biển có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Chất chiết từ tảo còn được dùng trong một số sản phẩm như thuốc đắp, thuốc làm mặt nạ, kem hoặc dùng để tắm trong kem xoa mặt và toàn thân nhờ hàm lượng magiê và kali cao, giúp cơ thể chống lại các khối u xơ ở cơ bắp, làm săn da, giảm hiện tượng da sần, nhám. Riêng tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm, giúp chống mụn và hiện tượng gàu.
Để đắp mặt có thể dùng tảo tươi hoặc tảo bột. Nếu dùng tảo tươi, chỉ cần nghiền nát tảo rồi đắp lên mặt (tránh vùng quanh mắt) trong thời gian từ 5 đến 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Khi dùng tảo ở dạng bột thì hòa chung một muỗng nhỏ bột tảo với một muỗng lớn sữa tươi hay sữa chua, sau đó dùng cọ phết bột tảo lên mặt để trong khoảng 20 - 30 phút rồi rửa mặt lại bằng nước lạnh. Mặt nạ tảo có tác dụng làm da tươi nhuận và tăng độ đàn hồi.
Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyến cáo, không ăn tảo độc, tảo lạ hoặc ăn cá, nhuyễn thể từ vùng biển có xuất hiện tảo lạ, tảo độc để bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…

Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.

Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.

Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.