Tăng trưởng nông nghiệp đạt mức thấp nhất trong năm năm qua

Bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN & PTNT) cho biết: Năm 2015, dự kiến tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 2,21%, là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Mặc dù vậy, theo bà Nguyễn Thị Hồng, nếu như dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tăng trưởng năm nay của ngành nông nghiệp 2,21% thì tính bình quân của cả giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng của ngành vẫn đạt GDP là 3,1%.
Trong khi đó, mục tiêu kế hoạch đặt ra là 2,6-3%, ngành nông nghiệp vẫn đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm mà Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra năm 2011.
Bà Hồng cho biết, năm 2015, ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn thách thức.
Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp trên cả nước; mưa lũ lớn tại miền Bắc, hạn hán nặng tại mội số tỉnh Nam Trung bộ; xâm nhập mặn sâu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tác động xấu đến sản xuất và đờn sống của người nông dân.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nhiều biến động.
Từ đầu năm đến nay, đồng USD tăng giá; tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh (đặc biệt Euro) biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu; nguồn cung các mặt hàng nông sản tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước;
Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản… đều giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng cường rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông lâm thủy sản của Việt Nam nên 10 tháng qua xuất khẩu nông lâm thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, do năm 2014 ngành nông nghiệp đã đạt thắng lợi kép, được mùa được giá nên đạt mức tăng trưởng cao 3,46%, nên năm 2015 khó có thể tăng cao hơn nữa trong bối cảnh khó khăn kép.
Cũng tại buổi họp báo, đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ cũng trả lời câu hỏi của phóng viên về các giải pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đối với sản xuất nông nghiệp; ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm….
Về quan điểm chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, trong tháng 11 và những tháng cuối năm, Bộ NN & PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để điều hành sản xuất phù hợp.
Đồng thời, quyết liệt triển khai các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường xuất khẩu; Triển khai đợt cao điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm, và đẩy mạnh hướng dẫn nông dân sản xuất theo các chuỗi an toàn.
Theo Báo cáo của Bộ NN & PTNT, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 10 tháng đầu năm 2015 ước đạt 11,51 tỷ USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái; thủy sản đạt gần 5,37 tỷ USD giảm 17,7%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm ước đạt gần 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thặng dư thương mại toàn ngành đạt gần 5,44 tỷ USD giảm 31,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Nấm mèo, hiện đang là cây trồng chủ lực của bà con “xóm nấm”. “Xóm nấm” do bà con đã quen gọi thành tên, của tổ 5, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), nơi gần như 100% cư dân sinh sống bằng nghề trồng nấm mèo. Nấm mèo của “xóm nấm” cung cấp hầu khắp thị trường toàn quốc và cả xuất ngoại, là nghề mang lại trù phú cho một vùng dân cư.

Xã ven biển Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ngư dân thả nuôi sò hơn 800 ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Sò loại 100 - 110 con/kg hiện nay giá bán tại bãi nuôi trên dưới 45.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Thương lái thu mua sò huyết thương phẩm cung cấp cho những thị trường lớn trong nước như: thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu.

Có một nghịch lý đang tồn tại trong thị trường gà thịt ở Thủ đô Hà Nội là, trong khi gà đồi Ba Vì (dù chất lượng rất tốt, giá cả phải chăng) đang bí đầu ra, người nông dân phải chăn nuôi cầm chừng do thương lái ép giá, thì gà đồi Yên Thế lại thâm nhập vào nội đô với số lượng ngày càng lớn.

Thời điểm hiện nay, nông dân ở các huyện Lộc Bình, Chi Lăng (Lạng Sơn) đang bước vào vụ thu hoạch ớt với niềm vui được mùa, được giá. Giá ớt tươi được các thương lái thu mua tại ruộng từ 18.000 - 20.000 đ/kg, cao hơn 3.000 - 5.000 đ/kg so với năm ngoái.

Những ngày này xuống Châu Thành - Long An và Chợ Gạo - Tiền Giang, thủ phủ trồng thanh long ở ĐBSCL đều gặp các chủ vườn với nét mặt rầu rĩ, hoang mang vì một loại nấm bệnh lạ tấn công mà mức độ được ví không khác gì nấm Corynespora gây ra bệnh vàng rụng lá trên cây cao su từng bùng phát ở Đông Nam bộ vào năm 2011.