Tăng Trưởng Ngành Thuỷ Sản Ước Đạt 8,24%

Toàn tỉnh Hòa Bình hiện có 2.450 ha nuôi trồng thủy sản, tăng 11,9% (tăng 262 ha) so với năm 2012.
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, đưa các giống mới tiến bộ vào nuôi thả được đẩy mạnh, nông dân tập trung nuôi thả các giống mới như cá rô phi đơn tính, chim trắng, trôi Mrygan, chép Ấn Độ, trê lai, tôm càng xanh, ba ba, ếch và một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá lăng, cá bỗng, cá dầm xanh, cá tầm... Mô hình cấy lúa kết hợp nuôi cá ruộng vùng trũng ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, nuôi cá lồng ở các xã vùng hồ áp dụng công nghệ nuôi bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2013, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5.300 tấn, trong đó, sản lượng khai thác 1.450 tấn, sản lượng nuôi trồng 3.850 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 8,24%, giá trị thu nhập/ha nuôi trồng thủy sản ước đạt 75 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 36 (hiệu lực từ ngày 20/6/2014) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đang thu hút sự quan tâm của nhiều thương nhân, doanh nghiệp, người dân...

Hội thi vừa được Hội ND tỉnh tổ chức tại thôn Long Đại, xã Hiền Ninh. Mỗi chi hội lựa chọn 5 cặp bò mẹ và bê lai từ 10 tháng tuổi trở xuống tham gia hội thi.

Việc các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia sản xuất lúa giống đã khắc phục phần nào tình trạng nhập lúa giống từ các tỉnh lân cận, giúp nông dân từng bước sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng năng suất cho nông dân.

Thời gian gần đây, chuối mốc tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được thu mua với giá từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg. Tuy giá chuối cao, nhưng nhiều thương lái trung gian tại địa phương chỉ mua với giá khoảng 3.000 đồng/kg, nên người dân ít có lợi.

Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.