Tăng Trưởng Hơn 59%, Xuất Khẩu Tôm 7 Tháng Vượt 2 Tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/07/2014, xuất khẩu tôm sang các thị trường đạt hơn gần 1,96 tỷ USD tăng hơn 59% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tôm nguyên liệu đang vào mùa vụ.
Theo số liệu Tổng Cục Hải Quan Việt Nam nửa đầu tháng 7 xuất khẩu tôm sang các thị trường đạt 166,1 triệu USD, tăng 31,4% so với nửa đầu tháng 7/2013.
Với kết quả này, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/07/2014, xuất khẩu tôm đạt 1,957 tỷ USD, tăng 59,2% so với cùng kỳ trước. Dự báo, hết tháng 7, xuất khẩu tôm sẽ vượt mức 2 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm chân trắng chiếm 59,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm đạt 1,165 tỷ USD, tôm sú đạt gần 660 triệu USD. Giá trị xuất khẩu tôm chủ yếu vẫn đến từ tôm sống/tươi/đông lạnh; tôm chế biến (tôm sú và tôm chân trắng) đóng góp khoảng 580 triệu USD.
Việt Nam hiện được coi là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.Giá tôm sú cao trên thị trường toàn cầu giúp giá trị xuất khẩu tôm sú từ đầu năm đến nửa đầu tháng 7 tăng 8,1%.
Xét về thị trường, Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất của tôm sú. Tuy nhiên, trong gần 7 tháng đầu năm 2014, thị trường Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ là 3 thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (100 – 298%) so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Chính phủ sớm bổ sung mắc ca là cây công nghiệp chiến lược mới cho vùng này. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank) thông báo sẽ thu xếp 22 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nông dân Tây Nguyên trồng cây tỷ đô.

Thời gian qua trên báo chí có nhiều ý kiến thảo luận xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Có một số ý kiến ủng hộ việc tiếp tục bảo hộ Ngành mía đường Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến trong đó đa phần là của các học giả, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là tín hiệu để thúc đẩy ngành mía đường trong nước cần khẩn trương đổi mới.

Muối Bạc Liêu mặn mà, nổi tiếng và là ruộng muối lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với 56km bờ biển, ruộng muối nơi đây dao động trên dưới 3.000ha do phập phù thời tiết và giá. Bà con diêm dân lao động cật lực trong cái nắng gay gắt để làm ra hạt muối trắng, nhưng luôn thường trực nỗi lo giá hạ.

Cụ thể, tổng hạn ngạch năm 2015 của thóc và gạo các loại là 70.000 tấn quy gạo (Tỷ lệ quy gạo: 2 thóc = 1,2 gạo). Lá và cọng thuốc lá có tổng hạn ngạch là 3.000 tấn, trong đó gồm: Lá thuốc lá chưa tước cọng loại Virginia đã sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Virginia chưa sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Burley...

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, tại nhiều nhà máy chế biến điều công nhân chưa tập trung đầy đủ nên dự kiến phải từ tuần đầu tháng 3-2015 mọi giao dịch mới bắt đầu bình thường trở lại, về phía người mua cũng trong tâm lý quan sát và chờ đợi.