Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Thu Nhập Từ Trồng Ngô Kết Hợp Nuôi Bò

Tăng Thu Nhập Từ Trồng Ngô Kết Hợp Nuôi Bò
Ngày đăng: 03/08/2013

Mô hình trồng ngô (bắp) thu trái non kết hợp với nuôi bò đang được triển khai ở nhiều địa phương tỉnh An Giang. Cây ngô sau khi thu trái non, thân vẫn còn rất non, mềm, lá vẫn còn rất xanh và nhiều dinh dưỡng nên cho bò ăn rất hiệu quả...

Công thức “2B”

Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch trái ngô non, thân cây và vỏ trái ngô được bỏ đi, đồng nghĩa với việc bỏ đi một lượng lớn thức ăn cho bò. Từ đó người ta nghĩ ra mô hình trồng ngô kết hợp nuôi bò. Những năm gần đây, ở nhiều vùng trồng ngô thu trái non đã hình thành những mô hình “2B” (bắp + bò). Đặc biệt, ở những cánh đồng 3 vụ, vùng chuyên sản xuất rau màu, nhờ mô hình chăn nuôi bò thịt mà thu nhập của nhiều gia đình ở nông thôn tăng lên do tận dụng được lao động nông nhàn và phụ phẩm từ nông nghiệp.

Ông Lê Quang Diễn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới hồ hởi: “Trồng ngô thu trái non và nuôi bò riêng rẽ thì nông dân ở đây đã làm lâu rồi, nhưng trồng ngô kết hợp với nuôi bò thì chúng tôi mới làm mấy năm gần đây và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại hình chăn nuôi khác. Chúng tôi kết hợp với CLB Nông dân các ấp thường xuyên cung cấp thông tin, vận động hội viên, nông dân tham gia huấn luyện kỹ thuật và tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình “2B”. Hiện riêng ở xã này đã có 3 tổ hợp tác chăn nuôi bò có 37 thành viên, với hơn 9,5ha đất đang phát huy phương pháp làm ăn hiệu quả cao này.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết: “Sắp tới sở sẽ tiếp tục thí điểm triển khai mô hình này tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Các địa phương sẽ được Sở Công Thương và Công ty Antesco hỗ trợ một phần kinh phí về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác ngô thu trái non kết hợp nuôi bò…”.

Ông Bùi Công Khanh - Chi hội trưởng Nông dân ấp Bình Tấn, xã Bình Phước Xuân cho biết, từ năm 2005 đến nay, nông dân nơi đây đã chuyển đổi từ lúa sang trồng ngô thu trái non kết hợp chăn nuôi bò. Ngô thu trái non trung bình đạt 300kg/công, bán với giá 13.000 đồng/kg, thu được 3,9 triệu đồng. Tận dụng phụ phẩm cây ngô, nông dân có thể nuôi thêm 2 con bò thịt, sau 8 tháng lãi được 17 - 19 triệu đồng, tùy theo thời giá thị trường. Theo tính toán của anh Khanh, nếu thực hiện theo mô hình “2B” thì riêng phần bò sẽ có lãi trung bình từ 1 - 1,2 triệu đồng/tháng/con.

Cùng nhau phát triển

Xã Mỹ An, huyện Chợ Mới là địa phương tiêu biểu ở An Giang về phát triển mạnh mô hình “2B”. Anh Võ Ngọc Phi - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Đến cuối tháng 8, chúng tôi đã thành lập 5 tổ vay vốn nuôi bò, hiện toàn xã có gần 350 hộ nuôi với tổng số gần 2.900 con bò. Chúng tôi xem việc hỗ trợ vốn cho bà con nông dân là khâu tiên quyết để bà con có điều kiện đầu tư chuồng trại, mua con giống…”. Anh Phi còn cho biết thêm, có 2 tổ vay vốn nuôi bò trong xã vừa được giải ngân 1,6 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, Hội đang xúc tiến nhanh để cố gắng cuối tháng 8 này, 3 tổ vay vốn còn lại cũng sẽ được giải ngân tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi đi xem mô hình “2B”, nông dân Nguyễn Văn Đoan, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ An phấn khởi: “Bà con rất mê mô hình “2B” vì rất đơn giản và hiệu quả, mang lại kinh tế cao. Chúng tôi chỉ lo thêm phần nuôi bò, bởi vùng này bà con ai cũng trồng ngô. Có nguồn thức ăn cho bò, ai trồng ít ngô thì mua thêm cũng chẳng tốn bao nhiêu, quan trọng là tiền vốn ban đầu để làm chuồng và mua bò giống. Tôi đang làm nền chuồng cho 2 con bò, chỉ chờ được giải ngân nữa là tôi thực hiện được “2B” rộng hơn…”.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

05/12/2014
Xúc Tiến Thương Mại Xúc Tiến Thương Mại "Kích" Tăng Trưởng Rau Quả Xuất Khẩu

Con số mà ông Hương cập nhật đến hết tháng 5/2014 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước trong 5 tháng đã đạt 472 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2013. Với con số này, rau quả Việt Nam tiếp tục giữ vững uy tín và vị thế tại những thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…

16/07/2014
Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

17/07/2014
Ưu Tiên Nông Sản Thực Phẩm An Toàn Ưu Tiên Nông Sản Thực Phẩm An Toàn

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

05/12/2014
Trồng Cây Tam Thất Cần Thận Trọng Khi Tăng Diện Tích Trồng Cây Tam Thất Cần Thận Trọng Khi Tăng Diện Tích

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

17/07/2014