Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Thu Nhập Từ Trồng Bí Hồ Lô

Tăng Thu Nhập Từ Trồng Bí Hồ Lô
Ngày đăng: 18/06/2013

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

Nhờ công tác “thủy lợi hóa đất màu” cơ bản được đảm bảo, nhiều nhà nông trên cánh đồng Thuận Mỹ đã khấm khá từ việc trồng nông sản với rau củ quả các loại như dưa leo, bí đao, khổ qua… Mấy vụ gần đây, nhiều hộ tiếp cận với giống bí hồ lô của Công ty CP Phát triển & đầu tư nhiệt đới mang thương hiệu Én Vàng, qua trồng thử nghiệm, thấy giống bí trên cho năng suất khá, có thị trường tiêu thụ ổn định nên nhiều hộ đã mạnh dạn trồng với diện tích lớn. Toàn thôn Thuận Mỹ hiện có khoảng 25 hộ trồng bí hồ lô, có hộ trồng từ 5 - 7 sào.

Vụ bí thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 âm lịch vừa rồi với giá bình quân 7.000 đồng/kg, nhiều hộ có mức thu nhập từ 30 - 35 triệu đồng. “Có thời điểm, giá bí hồ lô đạt 8.000 đồng/kg. So với các loại cây màu như ớt, đậu phụng, đậu xanh…, bí hồ lô cho năng suất và thu nhập cao gấp 2 - 3 lần, đầu ra lại ổn định nên bà con rất phấn khởi. Công ty cung cấp giống còn tổ chức hội thảo đầu bờ để bà con học hỏi kinh nghiệm trồng bí, kỹ thuật chăm sóc, bón phân để đạt hiệu quả cao. Trong suốt thời vụ, hễ bà con cần tư vấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, người của công ty đều kịp thời có mặt. Diện tích trồng cả thôn hiện lên đến 7ha, chủ yếu là đất bãi biền ven sông và đất gò” - ông Dương Văn Cang, Trưởng thôn Thuận Mỹ cho biết.

Vụ này, gia đình ông Cang trồng khoảng 3 sào bí hồ lô, hiện ruộng bí đang trong giai đoạn ra hoa kết trái, hứa hẹn vụ mùa bội thu. Theo ông Cang, giống bí đỏ F1 có thể canh tác quanh năm, từ 2 - 3 vụ, thời gian trồng và thu hoạch là 2,5 tháng, ngắn hơn so với một số loại cây trồng khác. Giống có khả năng kháng bệnh cao, chịu nắng tốt, phù hợp với điều kiện đất cát pha, đất gò đồi và thời tiết khắc nghiệt tại địa phương.

Trồng bí hồ lô khá đơn giản, nhưng muốn có năng suất, đương nhiên bà con phải chăm sóc tỉ mỉ, phải bỏ công thụ phấn để tăng tỷ lệ đậu trái. Ở vùng bãi biền ven sông, có thể trồng theo kiểu đào hầm, ươm hạt, thả dây bò dưới đất; với những vùng đất gò, có thể làm giàn, bí hồ lô leo giàn có tỷ lệ đậu trái và năng suất cao hơn. Người trồng bí chủ yếu bón phân vi sinh nên chi phí đầu tư thấp và giảm nguy cơ gây thoái hóa đất do ít dùng phân hóa học. Hơn nữa, môi trường sẽ ít ô nhiễm hơn nhờ đây là cây trồng ít sâu bệnh, ít phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật…

Vụ hè thu này, một số nông dân Bàu Tròn đầu tư trồng bí hồ lô xen kẽ với nhiều loại nông sản khác để ổn định thu nhập. Ông Huỳnh Bá Bình - Trưởng thôn Bàu Tròn (xã Đại An) chia sẻ, theo tính toán, chỉ cần bí có giá từ 4.000 đồng/kg và có đầu ra ổn định là bà con đã có lãi hơn so với trồng một số loại cây khác như đậu phụng, đậu xanh, ớt… Năm nay, giá bí ở mức thấp nhất là 6.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 8.000 đồng/kg là điều đáng mừng.

Nhiều hộ ổn định kinh tế nhờ trồng giống bí có đặc tính thơm ngon, độ mềm và dẻo cao, lại dễ bán vì phù hợp với thị hiếu, lựa chọn của người tiêu dùng bởi 1 trái bí chỉ cân nặng tầm 1 - 1,2kg. “Ước tính, 1 sào bí, chi phí đầu tư giống và phân bón khoảng 400 nghìn đồng, trong khi đó 1 sào bí có thể cho 1 - 1,5 tấn với giá bình quân 6.000 đồng/kg, mức thu nhập đem lại khoảng 8 - 10 triệu đồng. Bí hồ lô có sức tiêu thụ khá trên thị trường do đây là sản phẩm khá an toàn với sức khỏe con người. Mùa bí, tiểu thương đến tận nơi thu mua, có khi không có để mà bán” - ông Cang nói.

Tuy nhiên, theo ông Cang, ông Bình cũng như nhiều hộ trồng bí hồ lô, điều nông dân lo lắng nhất là đối diện với cảnh “được mùa mất giá” hay “được giá mất mùa” - nỗi khổ triền miên của nhà nông. Vì vậy, khi đầu tư, nhân rộng mô hình trồng giống mới với diện tích lớn, người dân và địa phương cần có sự tính toán, chủ động trong việc tìm đầu ra cho nông sản, tránh bị tư thương ép giá.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

03/07/2015
Bình Phước nặng tình với cây điều Bình Phước nặng tình với cây điều

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

03/07/2015
Nuôi gà thu tiền tỷ Nuôi gà thu tiền tỷ

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

03/07/2015
Làm giàu từ… vịt trời Làm giàu từ… vịt trời

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

03/07/2015
Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh) Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

03/07/2015