Tăng thu nhập từ nha đam Thái

Năm 2006, nhận thấy bãi nghêu Khai Long có môi trường lý tưởng để phát triển vùng nuôi nghêu thịt, ông Phan Danh (Hai Sanh), nguyên Bí thư Ðảng uỷ xã Ðất Mũi, hiện là Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Ngọc Hiển đã khởi xướng cho nghề nuôi nghêu đầu tiên ở đây. Ông cùng với một số thành viên đến huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mua 4,2 tấn nghêu giống về thả nuôi thử nghiệm. Sau 1 năm thả nuôi thì thu hoạch được 20 tấn nghêu thịt.
Thấy việc nuôi nghêu thịt mang lại kết quả cao, cuối năm 2007, ông Hai cùng với một số thành viên tiếp tục khăn gói lên tận tỉnh Bến Tre, Tiền Giang để học hỏi cách nuôi nghêu thịt của một số HTX ở đây để rút kinh nghiệm. Từ đó, nghề nuôi nghêu ở xã Ðất Mũi phát triển. Ban đầu, có 54 thành viên tham gia nuôi nghêu trong 1 tổ hợp tác (THT), rồi anh em vận động mọi người cùng góp vốn tham gia nên số lượng tăng lên gần 200 thành viên và thành lập được 16 THT nuôi nghêu thịt.
Theo anh Nguyễn Long Châu, người gắn bó với vùng nuôi nghêu xã Ðất Mũi gần 10 năm nay, trước đây số ít thành viên trong vùng nuôi nghêu vì lợi ích trước mắt nên đã “móc nối” cho người dân lén lút vào vùng nuôi nghêu thịt khai thác để ăn chia sản phẩm. Cũng có những thành viên thiếu tâm huyết, từ khi thả giống cho đến ngày thu hoạch thì bỏ mặc, giao phó cho thiên nhiên, thiếu chăm sóc, bảo vệ vùng nuôi nghêu nên hiệu quả mang lại không cao.
Từ đó, giữa tháng 5/2013, chính quyền địa phương đã thống nhất cho 16 THT nuôi nghêu xã Ðất Mũi hợp thành 1 HTX nuôi nghêu. Ông Lê Thanh Liêm, Chủ nhiệm HTX, cho biết, HTX nuôi nghêu có 11 tổ nuôi nghêu cộng đồng được thành lập với vốn đầu tư 500 triệu đồng/tổ, theo hình thức HTX đồng quản lý với nhiều sự ràng buộc, sau khi trừ hết chi phí, nếu lãi sẽ nộp lại HTX 15%, còn thất thì không phải nộp. Ðến nay, 11 tổ nuôi nghêu cộng đồng này đã có 129 xã viên tham gia.
Ðến thời điểm này, nghêu thịt đã cho thu hoạch, năng suất đạt cao. Theo ông Lê Thanh Liêm, do nguồn giống mua về tốt, thời tiết thuận lợi nên ít hao hụt, thất thoát khoảng 10%, anh em xã viên trong HTX rất phấn khởi. Hiện nghêu thịt bán ra thị trường giá dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, như vậy, ước thu hoạch vụ nghêu này mỗi xã viên lãi trên 150 triệu đồng, sau gần 1 năm thả nuôi.
“Ðã 10 năm rồi, vùng nuôi nghêu ở xã Ðất Mũi mới có được sinh khí mới, người nuôi nghêu mừng rỡ, người lao động cũng có thêm thu nhập từ việc bắt nghêu. Sinh khí này sẽ là động lực để anh em xã viên trong HTX gắn bó và phát triển nghề nuôi nghêu thịt này trong thời gian tới”, anh Nguyễn Long Châu chia sẻ.
Theo ông Lê Phú Sánh, Ban Chủ nhiệm HTX, hiện vấn đề an ninh của vùng nuôi nghêu xã Ðất Mũi không đáng lo ngại, chỉ lo thiếu vốn để đầu tư sản xuất, các xã viên mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Sau vụ thu hoạch nghêu thịt đợt này, HTX sẽ tiếp tục mua nghêu giống thả lấp vụ. Theo dự tính, sẽ có gần 200 tấn nghêu giống được thả nuôi trong diện tích quản lý của HTX.
“Hiện diện tích còn lại, nhiều thành viên trong HTX đang chọn những bãi có lượng phù sa, bãi bùn, mực nước không bị cạn để thả thử nghiệm sò giống ở bãi Khai Long. Nếu thành công, đây cũng là mô hình góp phần giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương”, ông Lê Thanh Liêm cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.